Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy (CTM).
- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy và công dụng của từng kiểu lắp ghép
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các chi tiết máy trong đời sống
3. Thái độ:
- Giáo dục hs biết quý trọng các sản phẩm của nghành cơ khí
4. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp...
- Mô tả được chi tiết một số kiểu lắp ghép
- Thực hiện được việc tháo, lắp một số chi tiết đơn giản
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, giáo án, chuẩn bị 1 bộ cụm trục trước xe đạp, một số chi tiết máy còn tốt và đã hỏng.
2.Học sinh:
- Đọc và xem trước bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại.
3. Bài mới: (37’)
a. Đặt vấn đề: (1’)Các sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều các chi tiết máy lắp ghép lại với nhau. Vậy để hiểu thế nào là chi tiết máy và cách lắp ghép chúng như thế nào chúng ta cùng vào bài hôm nay.
b. Triển khai bài dạy: (36’)
Hoạt động của thầy – trò |
Nội dung |
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy (16’) - GV yêu cầu HS quan sát và tháo rời toàn bộ trục trước xe đạp. - HS tháo rời toàn bộ trục trước xe đạp - HS nêu công dụng của từng phần tử: Đai ốc, đai ốc hãm côn, côn, trục…. - GV nhận xét, điều chỉnh ? Nêu công dụng của các chi tiết máy. - HS trả lời - GV tổng hợp, bổ sung, kết luận. ? Thế nào là chi tiết máy. - HS trả lời: Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy ? Những dấu hiệu nào để nhận biết một chi tiết máy - HS trả lời: Có cấu tạo hoàn chỉnh, không tháo rời được ra nữa - GV nhận xét và kết luận
- GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk ? Chi tiết máy được phân làm mấy loại ? - HS trả lời: 2 cách ? Cho biết phạm vi sử dụng của chi tiết máy. - GV tổng hợp, bổ sung, kết luận ? Trong chiếc máy khâu và chiếc xe đạp có những chi tiết nào có chức năng tương tự nhau ? Thế nào là nhóm chi tiết máy có công dụng chung. - HS trả lời : là nhóm được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo… ? Thế nào là nhóm chi tiết máy có công dụng riêng. - HS trả lời : là nhóm chỉ được sử dụng dùng trong một loại máy nhất định như trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp…. - GV nhận xét Hoạt động2: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào (20’) - GV nói về quá trình sản xuất ra chiếc xe đạp: Giai đoạn cuối cùng là lắp ráp - HS thực hiện yêu cầu tìm hiểu phần II - GV Cho các từ cần điền: Đinh tán, bulông, bằng then, chốt…vv - HS trả lời ? Chiếc xe đạp có những kiểu ghép nào? Hãy kể tên một vài mới ghép đó. - HS trả lời : + Mối ghép giữa các ống sắt của khung. + Mối ghép giữa trục xe và bánh xe.... ? Thế nào là mới ghép cố định. Lấy ví dụ minh hoạ. - HS trả lời: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: + Mối ghép tháo được: ren, then, chốt… + Mối ghép không tháo được: hàn, đinh tán… - GV tổng hợp kết luận ? Thế nào là mối ghép động? Lấy ví dụ. - Hs trả lời: là mối ghép các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn với nhau. - GV tổng hợp, kết luận |
I. Khái niệm về chi tiết máy 1. Chi tiết máy là gì? Mỗi loại máy,thiết bị có công dụng,cấu tạo và hình dạng riêng nhưng đều do nhiều phần tử hợp thành.
- Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy
- Dấu hiệu nhận biết: + Có cấu tạo hoàn chỉnh + Không tháo rời được ra nữa - VD: bu lông, đai ốc, lò xo, bánh răng, trục giữa xđ, côn xđ... 2. Phân loại chi tiết máy
- Nhóm có công dụng chung : là nhóm được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo…
- Nhóm có công dụng riêng: là nhóm chỉ được sử dụng dùng trong một loại máy nhất định như trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp….
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
- Ghép giữa móc treo với giá đỡ là ghép cố định. - Ghép giữa trục với giá đỡ là ghép cố định - Ghép giữa bánh ròng rọc và trục là ghép động.
* Các mối ghép trên được chia làm hai loại: - Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: + Mối ghép tháo được: ren, then, chốt… + Mối ghép không tháo được: hàn, đinh tán…
- Mối ghép động là mối ghép các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn với nhau. VD: Mối ghép bản lề, ổ trục… |
4. Củng Cố: (1’)
- HS đọc phần ghi nhớ SGK tr85
? Chi tiết là gì? Gồm những loại nào?
? Chi tiết được ghép với nhau như thế nào?
5. HDVN: (1’)
- Yêu cầu hs học bài cũ, đọc trước bài mới
- Trả lời các câu hỏi cuối bài