Bài tập về Nito và amoniac

Tải xuống 3 2.4 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về Nito và amoniac môn Hóa học lớp 11, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa lớp 11 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHẦN I :  LÝ THUYẾT

1: Phân nhóm chính nhóm  V của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố :

  1. N, P, As , Bi           C. N, P, As, Sb, Bi              B.N, P, Si, Ge           D. N, P, S , As, Bi

2: Tìm câu sai trong số các câu sau:

  1. Bitmut là nguyên tố đứng cuối phân nhóm chính nhóm V.
  2. Ngtử của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm V có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
  3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố phân nhóm chính nhóm V là ns2 np3.
  4. Tính phi kim của các nguyên tố phân nhóm chính nhóm Vtăng dần từ N ® Bi.

3: So sánh với các nguyên tố khác trong cùng phân nhóm chính nhóm V thì N có bán kính nguyên tử nhỏ nhất vì

  1. Nitơ đứng đầu nhóm, có 2 lớp electron.
  2. Lực hút của hạt nhân đối với electron ngoài cùng cực lớn khiến kích thước nguyên tử bị co rút lại .
  3. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất . D. Nguyên tử nitơ có 7 electron.

4: Kết luận nào sau đây không đúng ?

  1. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường. B. Mỗi nguyên tử nitơ trong phân tử N2 còn một cặp electron tự do.
  2. Liên kết ba trong phân tử N2 kém bền . D. N2 nhẹ hơn không khí .

5: Nitơ có thể tồn tại ở những dạng có số oxihoá sau :

  1. 0, +1, +2, +3, +4, +5 B. -3, 0 , +1, +2, +3    C.  0, +1, +2, +5           D. -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5

6: Tìm câu nhận định sai trong số các câu sau :

  1. Nitơ chỉ có số oxi hoá âm trong những hợp chất với hai nguyên tố: O và F . B. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng .
  2. Nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân . D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác .

7: ở nhiệt độ thường N2 là một chất trơ, hoạt động hóa học kém vì:

  1. Liên kết ba trong phân tử N2 có độ bền rất lớn . B. Phân tử N2 có kích thước nhỏ .
  2. Phân tử N2 không phân cực . D. Nitơ là chất khí có độ âm điện nhỏ hơn oxi .

8: Trong công nghiệp người ta thường điêù chế N2 từ :A. NH4NO2           C. HNO3  B.Không khí lỏng             D.NH4NO3

9: NO và NO2 vừa có tính khử , vừa có tính oxi hoá vì :

  1. Phân tử của chúng có cấu tạo đặc biệt . B. Chúng là oxit của nitơ .
  2. Chúng đều là chất khí hoạt động hoá học mạnh . D. Nguyên tử nitơ trong 2 phân tử đều có số oxi hoá trung gian: +2;+4 .

10: Số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau :

  1. NO < N2O <NH3 <NO3- B. NH3 < N2 <NO2-3- C. NH4+ < N2 <N2O2-<NO3-D. NH3 < NO <N2O<NO2<N2O5

11: Tìm câu trả lời sai trong số các câu sau :

  1. Ở nhiệt độ thường, NH3 là khí không màu, mùi khai và xốc.      B.  Khí NH3 nặng hơn không khí .
  2. Khí NH3 dễ hoá lỏng , dễ hoá rắn , tan nhiều trong nước. D.  Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

12: Tìm câu trả lời sai trong số các câu sau: Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ , nên nó có thể :

  1. Tác dụng với dung dịch axit . B.  Làm cho quì tím chuyển thành màu xanh .
  2. Tác dụng với mọi dung dịch muối . D. Tdụng với ddịch muối của kim loại mà hiđrôxit là chất không tan

13: Qua hai phản ứng:  4NH+  5O2  =  4NO  +  6H2O       2NH3 +  3Cl2  =   N2    +  6HCl    ta có những kết luận nào sau đây ?

  1. NH3 là chất oxi hoá . 2. NH3 là chất khử . 3. O2 , Cl2 là chất oxi hoá .      4. O2 là chất oxi hoá , Cl2 là chất khử .      5. O2

chất   khử , Cl2 là chất oxi hoá .             6. O2 , Cl2 là chất khử .

  1. (1) ;  (6)                C.  (1)  ;  (2)  ;  (5)                   B.  (1)  ;  (2)  ;  (4)                   D.  (2)  ;  (3)

14: Dung dịch amoniac bao gồm các chất và ion sau :

  1. NH4+ , NH3                             C.  NH4+ ,  NH3 ,  H                B.  NH4+ ,  OH-                       D.  NH4+ , NH3 , OH-

15: Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+ liên kết giữa các phân tử NH3 với ion Cu2+ là :

  1. Liên kết cộng hoá trị C.  Liên kết hiđrô                    B.  Liên kết phối trí       D.  Liên kết ion

16: Tìm câu kết luận sai trong số các câu sau :

  1. Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh .
  2. Muối amoni được tạo thành giữa NH3 và axit mạnh , khi bị thuỷ phân  cho ddịch có tính axit .
  3. Hầu hết các muối amoni đều tan trong nước và điện li yếu D.  Muối amoni kém bền với nhiệt . 

17: Muốn điều chế :  Cu(OH)2 , Zn(OH)2 người ta dùng các dung dịch muối của các kim loại đó cho tác dụng với dung dịch nào sau đây           A.  NH3 dư       C.  NaOH vừa đủ                  B.  NaOH dư               D.  NH3 trộn với NaOH

18: Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch (NH4)3PO4 và dung dịch NaOH là:

  1. (NH4)3PO4 +  3OH-   3 NH3­ + 3H2O + PO43-           B.  (NH4)3PO4 +3Na+ +3OH-  3NH3­+ 3H2O + Na3PO4
  2. 3NH4+ +   3OH-     3 NH3­   +  3H2O                               D.  NH4+ + OH- NH3­ + H2O

19: Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử trong số các phản ứng sau:

  1. (NH4)2SO4 +  2NaOH     2NH3­   +  2H2O  +  Na2SO4              B.  2NO2  +   2NaOH       NaNO2  + NaNO3  + H2O
  2. 3NH3 +  3H2O  +  AlCl3   Al(OH)3 ¯  +  3NH4Cl                 D.  NH3   +  H2SO4     NH4HSO4

20: NH4+ là gốc có tên gọi :                A.  Hiđrat                    C. Nitrat                      B.  Amoni                   D. Nitrit

21: Cho phản ứng :   NH3  +  O2 ®  NO  +H2O        Hệ số cân bằng liên tiếp từ trái sang phải là :

  1. 4 , 5 , 4 , 6             C. 5 , 4 , 5 , 6              B.  4 , 4 , 5 , 6                         D. 5 , 5 , 4 , 6

22: Cho phản ứng :   NH3  +  Cl2 ®  NH4Cl  +  N2  .            Hệ số cân bằng liên tiếp từ trái sang phải là :

  1. 2 , 3 , 6 , 1             C. 8 , 3 , 6 , 1              B.  4 , 3 , 6 , 2             D. 4 , 3 , ,3 , 2

23: Có 3 dung dịch đựng trong 3 lọ bị mất  nhãn là: MgCl2, NH4Cl, NaCl . Dùng cách nào dưới đây để có thể nhận được mỗi lọ đựng dung dịch gì ?    A. Na2CO3                      C. NaOH                     B. Giấy quì                  D. Dung dịch NH3

24: Dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng thì có hiện tượng :

  1. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ nâu . B. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh.
  2. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng . D. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ gạch .

25: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2 thì có hiện tượng :

  1. Lúc đầu có kết tủa màu trắng , sau kết tủa tan dần cho dung dịch màu xanh lam . B. Xuất hiện kết tủa màu xanh , không tan .
  2. Lúc đầu có kết tủa màu xanh thẫm , sau kết tủa tan dần cho dung dịch màu xanh lam .
  3. Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam , sau kết tủa tan đi cho dung dịch màu xanh thẫm . E. Không có hiện tượng gì .

26: Từ phản ứng:  N2 + 3H2  = 2NH3  +  Q .  Muốn thu được nhiều  NH3 thì phải áp dụng các biện pháp nào dưới đây ?

  1. Tăng nhiệt độ , tăng áp suất . B.  Giảm nhiệt độ , tăng áp suất .
  2. Giảm nhiệt độ , giảm áp suất . D.  Tăng  nhiệt độ , giảm áp suất .

27:  Nếu thêm NH3 vào hệ cân bằng của phản ứng:               N2 + 3H2 = 2NH3+  Q            thì cân bằng sẽ thay đổi thế nào ?

  1. Cân bằng chuyển dịch sang trái . B.  Cân bằng chuyển dịch sang phải .
  2. Không thay đổi trạng thái cân bằng . D.  Không dự đoán được .

28: Cho cân bằng :      N2   +  3H2   =  2NH3        Hằng số cân bằng K được biểu thị bởi biểu thức nào dưới đây ?

                     [NH3]2                            [N2][H2]3                                   [NH3]                                                [NH3]2

  1. K = --------     C. K =  -------       B.                  K = ---------           D.  K = --------    

                     [N2][H2]                          [NH3]2                               [N2][H2]                                 [N2][H2]3

29: Khí NH3 trong công nghiệp có lẫn hơi nước bão hoà, muốn có NH3 khan ta có thể dùng dãy các chất nào dưới đây để hút nước ?

  1. P2O5 , Na , CaO , KOH rắn B.  H2SO4 đặc  , P2O5 , Na , CaO   C.  CaO , KOH rắn , NaOH rắn         D.  H2SO4 đặc ,  CaO , KOH rắn

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 30.Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NH3 35%(d = 0,88 g/ml) cho vào 400ml dd NH3 15%(d =0,94) để thu được dd 25%.

Bài 31.Trong một bình kín dung tích 56 lit chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 00C và 200atm và một ít chất xúc tác.Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 00C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu.

1.Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3.

2.Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd NH3 25% (d = 0,907 g/ml)?

  1. Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd HNO3 67% (d = 1,40 g/ml), biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80%.

Bài 32.Một hỗn hợp khí gồm : NH3,N2,H2. Để tách NH3 khỏi hỗn hợp , đầu tiên người ta cho hỗn hợp đó tác dụng hoàn toàn với 1kg dd H2SO4 60% sản phẩm thu được cho tác dụng hoàn toàn với dd NaOH 1M.Biết rằng hiệu suất của mỗi phản ứng bằng 90%.

1.Tính thể tích NH3 thu được ở đktc.

2.Tính thể tích dd NaOH cần dùng.

Bài 33. Oxi hoá hoàn toàn 5,6lit NH3 ở 00C,1520mmHg có xúc tác người ta thu được khí A, oxi hoá A thu được khí B mầu nâu đỏ.Hoà tan toàn bộ khí B vào 146ml H2O với sự có mặt của oxi tạo thành dd HNO3.

1.Tính nồng độ % của dd axit.

2.Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 ,biết tỉ khối của dd là 1,2.

Bài 34.Một hỗn hợp khí A sinh ra từ tháp tổng hợp NH3 (gồm:NH3,N2,H2) cho vào bình rồi bật tia lửa điện một thời gian sau thấy thể tích hỗn hợp tăng 25%.Dẫn tiếp hỗn hợp đó qua bình đựng CuO nung nóng ,rồi qua tiếp ống đựng CaCl2 khan thấy thể tích giảm 75% so với trước khi thực hiện các thí nghiệm.Giả thiết NH3 bị nhiệt phân hoàn toàn.

1.Tính %V hỗn hợp khí A biết rằng các phản ứng thực hiện ở cùng điều kiện .

2.Tính hiệu suất quá trình phản ứng tạo ra NH3?

Bài 35. Khi phân tích 8g amoni nitrat có x(g) nitơ (I) oxit và có nước tạo ra .Khi hoà tan 16 gam một kim loại  hoá trị 2 trong một dd HNO3 60% (d = 1,37) người ta cũng thu được x (g) nitơ(I) oxit.

1.Xác định tên kim loại.

2.Tính thể tích HNO3 đã dùng.

Bài 36.Tìm công thức của photphat amon, đọc tên thường dùng của muối này.Biết rằng muốn thu được 10 gam muối đó cần phải dùng 20g dd axit photphoric 37,11%.

Bài 37. Nhiệt phân một mol muối vô cơ X thu được 3 chất ở dạng khí và hơi khác nhau,mỗi chất đều có 1 mol.Xác định công thức của X biết rằng nhiệt độ phân huỷ X không cao,phản ứng xảy ra hoàn toàn và khối lượng 1 mol phân tử X là 79g. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 39. Người ta thực hiện thí nghiệm sau: Nén hỗn hợp gồm 4 lit khí nitơ và 14 lit khí hiđrô trong bình phản ứng ở nhiệt độ khoảng trên 4000C,có chất xúc tác.Sau phản ứng thu được 16,4 lit hỗn hợp khí (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

1.Tính thể tích khí NH3 thu được .  2.Xác định hiệu suất của phản ứng.

Bài 40 Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hidro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng  là 25%.

Bài 41: Nén một hỗn hợp khí gồm 2,0 mol nitơ và 7,0 mol hidro trong một bình phản ứng có sẵn chất xútc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 4500C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.

  1. Tính phần trăm sồ mol nitơ đã phản ứng.
  2. Tính V (ở đkc) khí amoniac được tạo thành.

Bài 42: Cho lượng dư khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,20 gam CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20,0 ml dd HCl 1,00M.

  1. Viết pthh của các phản ứng. b) Tính V khí nitơ (ở đkc) được tạo thành sau phản ứng.

Bài 43: Nén hỗn hợp gồm 4 lít khí nitơ và 14 lít khí hidro trong bình phản ứng ở nhiệt độ khoảng trên 4000C, có chất xúc tác. Sau phản ứng thu được 16,4 lít hỗn hợp khí ( ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

  1. Tính thể tích khí amoniac thu được b) Xác định hiệu suất của phản ứng
Xem thêm
Bài tập về Nito và amoniac (trang 1)
Trang 1
Bài tập về Nito và amoniac (trang 2)
Trang 2
Bài tập về Nito và amoniac (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống