Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KẾ HOẠCH DẠY HỌC_ HÓA HỌC 11
BÀI 12: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
( Thời gian: 45 phút )

I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung của bài học:
    Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học và hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan, đàm thoại.
2. Mục tiêu cụ thể:
a, Năng lực nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 
a.1 Nêu được khái niệm phân bón hóa học và  phân loại 
a.2 Biết được thành phần hóa học, tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali.
a.3 Biết được thành phần hóa học của phân hỗn hợp, phức hợp và vi lượng.
a.4 Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường.
b, Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, tìm tòi thông tin... để tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức hóa học ở trên.
c, Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua các kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến phân bón hóa học.
II. Phương pháp dạy học:
    - Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- ND kiến thức, một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất phân bón ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy supephotphat Lâm Thao lân.
- Cách thức: Mô tả bằng giáo án và slide powerpoint, sử dụng sơ đồ tư duy khái quát bài học.
 
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị ( Các nhóm chuẩn bị dưới dạng sơ đồ tư duy ).
+ Nhóm 1,4: Tìm hiểu về Phân đạm; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
+ Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về Phân lân; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
+ Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về Phân kali; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị nội dung giáo viên giao.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề vào bài.
Mục đích: Hoạt động này nhằm mục tiêu a.1. Hình thành khái niệm phân bón hóa học, nêu được 1 số loại phân bón hóa học chính.
Thời gian: 5 phút
Tổ chức hoạt động:
 - GV: em hãy quan sát hình ảnh và đưa ra nhận xét. 
  

 

- GV: Vậy PBHH là gì? Có những loại nào? Tác dụng, cách điều chế và cách sử dụng mỗi loại thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
- GV: 
+ Tại sao lại bón phân cho cây?
+ Nêu phân bón hoá học là gì?
+ Kể tên 1 số loại PBHH bà con thường sử dụng?
Sản phẩm học sinh cần đạt được:
- HS: Cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi cây được bón đầy đủ phân bón.
- HS: Nêu được khái niệm
+ Phân bón hoá học: là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
+ Có 3 loại chính: phân đạm, phân lân và phân kali.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về phân đạm, phân lân, phân kali
Mục đích: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu a.2, a.4. HS biết được thế nào là phân đạm, lân, kali ( cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào, tác dụng việc bón phân, đánh giá độ dinh dưỡng qua đâu ), cách bón phân hợp lý và ảnh hưởng của phân bón đến môi trường, con người và cây trồng.  
Thời gian: 30 phút
Tổ chức hoạt động:
- GV nêu mục đích, phương thức làm việc theo nhóm, nêu nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện: Làm việc nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
+ Nhóm 1,4: Tìm hiểu về Phân đạm; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
+ Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về Phân lân; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
+ Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về Phân kali; ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến cây trồng, con người và môi trường.
- HS làm việc theo nhóm theo hướng dẫn.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận chung của cả nhóm.
- GV tổng kết lại
    PHÂN ĐẠM    PHÂN LÂN    PHÂN KALI
Chứa Ng.tố dinh dưỡng
    Nitơ ( NO3- và NH4+ )    Photpho 
( PO43- )     Kali ( K+ )
Tác dụng
     -Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật  Cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.     -Tăng quá trình sinh hoá, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây.
     -Tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu  tăng khả
năng chống rét, chống bệnh và chịu hạn cho cây.
Phân loại và thành phần (nếu có)
    - Đạm amoni
- Đạm nitrat
- Ure     - Supephotphat
 ( đơn, kép )
- Lân nung chảy    Phần lớn là muối kali (KCl, K2SO4, K2CO3) 
Điều chế (nếu có)
    - NH3 + Axit
- Axit HNO3 + Muối cacbonat
- 2NH3 + CO2 →                (NH2)2CO + H2O    - Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc  Ca(H2PO4)2 + CaSO4
-Ca3(PO4)2+3H2SO4
 2H3PO4 + 3CaSO4
4H3PO4+Ca3(PO4)2 3Ca(H2PO4)2
- Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở  trên 1000oC    
Đánh giá độ dinh dưỡng
    % khối lượng của nguyên tố N.    % khối lượng P2O5.    % khối lượng K2O

- Cách bón phân hợp lý và ảnh hưởng của phân bón.
Sản phẩm học sinh cần đạt được:
- HS có biết được các loại phân bón hóa học chính: Phân đạm, phân lân, phân kali; tác dụng của việc bón phân và ảnh hưởng tiêu cực của việc lạm dụng phân bón hóa học tới môi trường, con người và sinh vật.
Hình thức đánh giá:
Đánh giá giá sản phẩm của học sinh thông qua bảng kết quả thảo luận trên giấy A0, 1 số HS trình bày, nhận xét và bổ sung.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về Phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.
Mục đích: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu a.3. HS biết được thế nào là Phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.  
Thời gian: 5 phút
Tổ chức hoạt động:
 Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với sử dụng sách giáo khoa để nêu được các loại phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.
- GV giới thiệu cho HS Phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.
+ Phân hỗn hợp: N,K,P
+ Phức hợp: Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
+ Phân vi lượng:
      Cung cấp các nguyên tố: Bo, Mg, Zn, Cu, Mo… ở dạng hợp chất.
     Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò là vitamin cho thực vật.
Sản phẩm học sinh cần đạt được:
HS biết được 1 số loại phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố
Mục đích: Tổng kết, làm bài tập vận dụng các kiến thức đã học.  
Thời gian: 5 phút
Tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi
 ? Liên hệ thực tế nêu cách bón phân hợp lý và khi nào thì bón các loại phân trên
 ? Thực trạng việc sử dụng phân bón ở địa phương em.
 
PHIẾU HỌC TẬP BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC
    PHÂN ĐẠM    PHÂN LÂN    PHÂN KALI
Chứa Ng.tố dinh dưỡng
            
Tác dụng
            
Phân loại và thành phần (nếu có)
            
Điều chế (nếu có)
            
Đánh giá độ dinh dưỡng
            

 

 

Xem thêm
Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón Hóa học mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống