Lớp L có số phân lớp electron bằng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp (n ≤ 4)
Phân lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là 2s và 2p.
Xem thêm về lớp và phân lớp electron:
- Lớp electron gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Các lớp electron xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần nhân ra ngoài):
Lớp thứ n | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tên lớp | K | L | M | N | O | P | Q |
- Lớp K (n = 1) là lớp gần hạt nhân nhất và có năng lượng thấp nhất.
- Mỗi lớp electron chia thành các phân lớp s, p, d, f gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau.
- Trong 1 lớp electron thì số phân lớp = số thứ tự lớp:
Lớp thứ | 1 | 2 | 3 | 4 |
Tên lớp | K | L | M | N |
Có phân lớp | 1s | 2s2p | 3s3p3d | 4s4p4d4f |
- Phân lớp electron chứa electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.
- Trong một phân lớp, các obitan có cùng mức năng lượng, khác nhau về định hướng trong không gian.
Phân lớp | s | p | d | f |
Có số obitan | 1 | 3 | 5 | 7 |
Có số electron tối đa | 2 | 6 | 10 | 14 |
- Phân lớp s: Chỉ có 1 obitan, có đối xứng cầu trong không gian.
- Phân lớp p: Có 3 obitan px, py, pz định hướng theo các trục x, y, z.
- Phân lớp d: Có 5 obtitan, định hướng khác nhau trong không gian.
- Phân lớp f: Có 7 obitan, có định hướng khác nhau trong không gian.
- Số obitan trong lớp eltron thứ n là n2 obitan:
+ Lớp K có 1 obitan 1s.
+ Lớp L có 22 = 4 obitan gồm 1 obitan 2s và 3 obitan 2p.
+ Lớp M có 32 = 9 obitan gồm 1 obitan 3s, 3 obitan 3p và 5 obitan 3d.
+ Lớp L có 42 = 16 obitan gồm 1 obitan 4s, 3 obitan 4p, 5 obitan 4d và 7obitan 4f.
Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
a) Xác định công thức hóa học của A.
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.
Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng
Nguyên tố X có Z = 12 và nguyên tố Y có Z = 17.
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X và Y. Khi nguyên tử của nguyên tố X nhường đi hai electron và nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm một electron thì lớp electron ngoài cùng của chúng có đặc điểm gì?
Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử các nguyên tố có Z = 9, Z = 14 và Z = 21. Chúng là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?