Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

4.1 K

Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Tiếng Việt lớp 3 Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 

Từ cậu bé làm thuê

Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, từ nhỏ, ông đã phải rời làng ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu, ông làm thuê cho một hãng sơn của Pháp. Với ý chí tự lập, ông đã mày mò tìm kiếm cách sản xuất sơn, rồi mở hàng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng. Sơn Tắc Kè có giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt nên dần dần được mọi người ưa chuộng.

Năm 1946, kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Cả gia đình ông lên chiến khu, bỏ lại toàn bộ nhà xưởng. Nguyễn Sơn Hà vẫn không ngừng sáng tạo. Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... Đó là những sản phẩm rất hữu ích đối với kháng chiến lúc bấy giờ.

Nguyễn Sơn Hà rất tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I của nước ta. Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông. 

HỒNG VŨ

Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?  

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 bài đọc.   

Trả lời:

Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành sơn ở Việt Nam. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước vì giá rẻ hơn sơn ngoại và chất lượng tốt.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 3: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục vụ kháng chiến? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm để phục vụ kháng chiến là: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... 

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 4: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Trả lời:

Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn của mọi người đối với những thành tựu mà ông đã cống hiến cho đất nước.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ địa điểm trong các câu sau:

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hài Phòng.

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường có mang tên ông. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Những từ ngữ chỉ địa điểm trong các câu sau:

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường có mang tên ông.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Dựa theo nội dung các câu a, b ở bài tập trên, viết tiếp vào vở câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê:

a) Ông đã là được những việc mà trước đó chưa ai thành công...

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến... 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Dựa theo nội dung các câu a, b ở bài tập trên, viết tiếp vào vở câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê:

a) Ông đã là được những việc mà trước đó chưa ai thành công như: tìm ra cách sản xuất sơn, mở hàng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến, cụ thể như: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... 

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đọc: Ông Trạng giỏi tính toán trang 80, 81, 82

Tự đọc sách báo trang 82

Viết: Ôn chữ viết hoa: I, K trang 82

Nói và nghe: Chiếc gương trang 83, 84

Đọc: Cái cầu trang 84, 85

Viết: Tả đồ vật trang 85, 86

Đọc: Người trí thức yêu nước trang 86, 87

Viết: Cái cầu trang 87, 88

Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 88, 89

Góc sáng tạo: Ý tưởng của em trang 91, 92

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Yêu thương, chia sẻ

Bài 7: Khối óc và bàn tay

Bài 8: Rèn luyện thân thể

Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật

Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá