Tìm hiểu và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu những

8.4 K

Với giải Vận dụng 3 trang 26 Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt

Vận dụng 3 trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11: Tìm hiểu và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu những điểm giống và khác nhau đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

- Điểm giống nhau:

+ Hình tượng rồng là biểu tượng của vương quyền.

+ Phong cách tạo hình: thân hình giống loài rắn; tư thế uốn lượn thành nhiều khúc; đầu rồng có bờm, mào và chòm râu dài dưới hàm; mắt rồng lồi, miệng há rộng và ngậm một viên ngọc,…

- Điểm khác nhau:

+ Rồng thời Lý: thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi; thân rồng thường có từ 11 đến 13 khúc, uốn lượn mềm mại, thanh thoát, nhẹ ngành và có tư thế như đang bay; Chân rồng chỉ có 3 móng; móng vuốt rồng không sắc nhọn.

Rồng thời Trần: thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ; trên mình rồng phủ lớp vảy hình răng cưa sắc nhọn; chân rồng ngắn; chân rồng có 5 móng; đầu rồng có thêm sừng và mắt lồi ra thể hiện cho tầm mắt nhìn bao quát bốn cõi; miệng rồng há to và nhe răng nanh thể hiện sự đe dọa.

+ Rồng thời Lê sơ: Đầu rồng to, có bờm lớn ngược ra sau. Mép trên của miệng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh là một hàng răng cưa xếp lại như hình chiếc lá. Răng nanh rồng cũng được kéo dài lên phía trên, ở gốc uốn xoăn thừng. Lông rồng kéo dài ra và đuôi chếch lên phía sau. Đầu sừng hai chạc cuộn tròn lại phía trên lông mày. Rồng có râu ngắn bố trí đều và một chân trước thường đưa lên để đỡ râu.

+ Rồng thời Nguyễn: Rồng được các nghệ nhân thể hiện ở nhiều tư thế như ẩn mình trong mây hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, hoa cúc hay chữ thọ… Phần lớn mình rồng thời Nguyễn không dài mà uốn lượn với độ cong lớn. Đầu rồng khá to, sừng chĩa ngược ra sau và giống sừng hươu. Mắt rồng to, mũi của sư tử và miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng sắp xếp dài ngắn đều đặn và có tia. Râu rồng lượn sóng từ dưới mắt và chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng khi dùng cho vua thì chân có năm móng mạnh mẽ, còn quan lại và tầng lớp quý tộc chỉ được dùng hình tượng rồng bốn hoặc ba móng, đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn cũng mờ hơn so với rồng trong cung đình.

Đánh giá

0

0 đánh giá