Khai thác thông tin và các hình ảnh trong mục c, nêu những nét cơ bản về mĩ thuật thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét

326

Với giải Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt

Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác thông tin và các hình ảnh trong mục c, nêu những nét cơ bản về mĩ thuật thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

Khai thác thông tin và các hình ảnh trong mục c, nêu những nét cơ bản về mĩ thuật

Lời giải:

♦ Mỹ thuật thời Lê trung hưng:

- Mĩ thuật thời Lê trung hưng phát triển rực rỡ với nhiều thể loại như: vẽ trang trí hoa văn trên đồ gốm sứ, vẽ trên giấy bồi và trên ván gỗ, các bức vẽ ở đình, chùa,... nhưng phổ biến nhất vẫn là tranh lụa và tranh dân gian.

+ Tranh lụa thời Lê trung hưng có nhiều chủ đề như tranh phong cảnh, tranh trang trí đồ vật hoặc tranh vẽ chân dung (tiêu biểu là tranh vẽ về Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Trịnh Đình Kiên, Phan Huy Ích,...).

+ Tranh dân gian xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII, phát triển mạnh trong các thế kỉ XVIII - XIX với bốn dòng chính là: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (còn gọi là tranh đỏ) và tranh làng Sình.

- Mĩ thuật ở Đàng Trong nổi bật với nghệ thuật trang trí, tạo hoa văn nổi bằng việc đắp vữa gắn sành, sứ ở các ngôi chùa, phối hợp với nhiều màu sắc để có hình ảnh đẹp.

♦ Nhận xét:

- Mỹ thuật thời Lê trung hưng phát triển phong phú với nhiều thể loại.

- Đề tài thể hiện rất phong phú, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Họa tiết mĩ thuật thời Lê trung hưng có phần đơn giản nhưng rất sinh động, giàu tính hiện thực.

Đánh giá

0

0 đánh giá