Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục b, nêu những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét

1 K

Với giải Câu hỏi trang 19 Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt

Câu hỏi trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục b, nêu những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục b, nêu những nét cơ bản về nghệ thuật

Lời giải:

♦ Nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng

- Điêu khắc cung đình gắn với quá trình xây dựng và trang trí cung vua, phủ chúa, xây dựng lăng mộ....

+ Khi các vua chúa qua đời, chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đều quan tâm đến việc xây dựng lăng mộ, dựng bia đá khắc ghi công lao, chạm khắc rùa đá và đúc tượng để thờ,...

+ Hình tượng rồng - biểu tượng cho uy quyền của nhà vua đã mờ nhạt, ít được sử dụng.

- Điêu khắc dân gian phát triển đa dạng hơn so với điêu khắc cung đình.

+ Loại hình điêu khắc phổ biến vẫn là những bức chạm khắc trên gỗ, cột đá ở các đình làng; tạc tượng và chạm khắc trên chuông đồng, tượng Phật thờ trong các ngôi chùa.

+ Các tác phẩm tiêu biểu là: tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội); chạm khắc bia, rùa đá và chuông đồng ở chùa Thiên Mụ (Huế), đá mĩ nghệ Bửu Long (Đồng Nai),...

♦ Nhận xét:

- Nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng đạt đến trình độ điêu luyện; đề tài thể hiện phong phú, đa dạng phản ánh sinh động đời sống và ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình yên của nhân dân.

- Nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ hơn so với điêu khắc cung đình.

- Nhiều tác phẩm điêu khắc thời Lê trung hưng còn lưu lại đến ngày nay đã trở thành những kiệt tác, có giá trị cao về lịch sử - văn hóa, ví dụ như: tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); tượng các vị La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội),…

Đánh giá

0

0 đánh giá