Văn bản Tự học một thứ vui bổ ích - Nguyễn Hiến Lê - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tự học một thứ vui bổ ích lớp 7.

Tác giả tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích - Ngữ văn 7

I. Tác giả Nguyễn Hiến Lê

Tự học một thứ vui bổ ích - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nguyễn Hiến Lê (1912- 1984)

- Quê quán: Hà Nội

- Là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hóa với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu: Kim chỉ nam cho học sinh (1951), Nghệ thuật nói trước công chúng(1953),Tương lai trong tay ta (1962)

II. Tìm hiểu tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích

1. Thể loạinghị luận văn học

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ tác phẩm Tự học- một nhu cầu thời đại,NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2007

3. Phương thức biểu đạtNghị luận,biểu cảm

4.Tóm tắt Tự học một thứ vui bổ ích

- Văn bản phân tích về vấn đề Tự học là một thú vui bổ ích.Tác giả đã đưa ra các lý lẽ trước hết tự học cùng giống như đi bộ,phương thuốc trị bệnh âu sầu, thú vui thanh nhã nâng tâm hồn ta lên và kèm với đó là dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

Tự học một thứ vui bổ ích - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích

- Phần 1: từ đầu…tự học là một cái thú: Giới thiệu về việc tự học

- Phần 2: tiếp theo …cuộc du lịch bằng sách vở: Giải thích, làm rõ việc tự học

- Phần 3: tiếp theo…một giờ là không hết buồn: Đưa ra dẫn chứng phân tích vấn đề

- Phần 4: còn lại: khát quát lại vấn đề

6.Giá trị nội dung tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích

- Phân tích, làm rõ vấn đề nghị luận Tự học là một thú vui bổ ích

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích

- Sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý

- Lý lẽ, bằng chứng đưa ra có tính thuyết phục cao

- Sử dụng ngôn từ mang tính truyền đạt

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tự học một thứ vui bổ ích

1. Ý kiến, lý lẽ của văn bản

- Tác giả đã đưa ra 3 ý kiến để làm rõ vấn đề

+ Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi bộ ấy

- Triển khai vấn đề để làm rõ ý kiến được nói đến

+ Tự học giống như một cuộc du lịch

+ Du lịch bằng trí óc

- Bởi vì tự học giúp ta mở mang thêm kiến thức mới,tìm kiếm thật nhiều điều hay

+ Hành trình chúng ta tự đi tìm kiến thức , kiến thức trong cuộc sống này là vô tận

+ Bạn được tự do khám phá, tự do học hỏi điều mình muốn

- Tự học là một trị bệnh âu sầu

+ Đọc sách cùng lo lắng cùng buồn với tác phẩm

+ Ta cảm thấy không cô đơn lạc lõng

+ Có người đồng cảnh ngộ

- Đọc sách là một thú vui rất trang nhã, nâng cao tâm hồn chúng ta lên

+ Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến

+ Ta giúp đời nhiều hơn trước

2. Mục đích của việc trích dẫn trong văn bản

- Các trích dẫn trong văn bản được tác giả sử dụng khá nhiều

- Ở  đời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thu nhân đại tài tả viễn Da minh châu của Đường Minh Hoàng

- Khúc Nghệ thường vũ y của Dương Quý Phi

 J H Pla- bơ- rẻ (J H. Fabre) và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị

- Theo bác sĩ E. Gở- ron nở vào (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác.

-  Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đo, làm những bàng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viên và thừa nhận ông E. Gờ- roi -ne -veo có lí

- Mon- tin (Montaigne) nói. “Sự tiếp xúc với sách an ủi tôi trong cảnh gia và cô độc. Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói. Muôn tiêu khiển tôi chỉ còn cách đọc sách"

- Còn Mông- te- xki- ơ (Montesquen) thì nhân “Tôi chưa lần nào buôn rau đến nỗi đọc sách một giờ mà không hết buồn"

- Tác dụng của các dẫn chứng để làm rõ hơn vấn đề

- Người đọc có thể hình dung được những lý lẽ của người viết muốn nói

- Tăng tính thuyết phục cho đề tài

- Làm cho văn bản thú vị hơn.

IV. Đọc tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích

Tự học là cần thiết, nhưng không phải là một sự bắt buộc, ta họa toàn tự do, tự chủ, nhờ vậy nó là một cái thú vui.

Trước hết, cái thu tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở đời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên Dạ minh châu của Đường Minh Hoàng, khúc Nghê thường vũ y của Dương Qúy Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J. H. Pha-rơ-bê (J.H. Fabre) và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. […]

Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E. Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E. Gờ-ron-nơ-veo có lí.

Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc học ta thấy ấm áp lại trong lòng. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. Mon-tin (Montaigne) nói: “Sự tiếp xúc với sách an ủi tôi trong cảnh già và cô độc. Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói. Muốn tiêu khiển, tôi chỉ có cách đọc sách”. Còn Mông-te-xki-ơ (Montesquieu) thì nhận: “Tôi chưa lần nào buồn rầu đến nỗi đọc sách một giờ mà không hết buồn”.

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Phòng tránh đuối nước

Tác giả - tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích

Tác giả - tác phẩm: Bàn về đọc sách

Tác giả - tác phẩm: Tôi đi học

Tác giả - tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng

Đánh giá

0

0 đánh giá