Văn bản Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An - Nội dung, tác giả, tác phẩm

4.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Phòng tránh đuối nước Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Phòng tránh đuối nước lớp 7.

Phòng tránh đuối nước - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả Nguyễn Trọng An 

Phòng tránh đuối nước - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

- Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trọng An 

- Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) đã vinh dự trở thành người Việt Nam duy nhất được tổ chức HealthRight Quốc tế vinh danh vì đã có những cống hiến to lớn trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

II. Tìm hiểu tác phẩm Phòng tránh đuối nước

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- In trong Cẩm nang phòng tránh đuối nước, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng An (Chủ biên)

b. Bố cục Phòng tránh đuối nước

Văn bản Phòng tránh đuối nước được chia thành 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “cần tuân thủ”):

- Phần 2 (còn lại): Các quy tắc phòng tránh đuối nước

c. Thể loại

Văn bản Phòng tránh đuối nước thuộc thể loại văn bản thông tin

d. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Phòng tránh đuối nước là thuyết minh

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Phòng tránh đuối nước

Văn bản giúp người đọc nắm được các quy tắc phòng tránh đuối nước

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Phòng tránh đuối nước

- Hình thức: ngắn gọn, súc tích, chia rõ rệt thành các phần dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phòng tránh đuối nước

1. Quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm

- Rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng.

- Làm nắp đậy an toàn, khoá cẩn thận các dụng cụ chứa nước trong gia đình như: giếng, bễ, lu chứa,...

- Cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm.

2. Quy tắc học bơi

- Chọn chỗ nước nông. 

- Xuống nước cùng với người lớn biết bơi. 

- Mặc áo phao hoặc mang theo phao bơi.

- Có người cứu hộ giám sát trên bờ.

3. Cần kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể

a. Tại hồ bơi công cộng

- Cần quan sát để biết chắc chắn rằng bể bơi có đầy đủ người cứu hộ và những người này ở khoảng cách đủ gần để có thể cứu hộ ngay lập tức.

b. Tại bãi biển

- Luôn tuân thủ các cảnh báo và kí hiệu của đội cứu hộ, luôn bơi gần với người giám hộ và đứng ở vị trí nông hơn người giám hộ.

c. Tại hồ bơi gia đình

- Nếu nhà em có hồ bơi, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ, làm hàng rào bảo vệ cao ít nhất 1,2 m quanh hồ bơi. Em không được tự bơi, trừ khi có sự theo dõi của người lớn.

4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội

- Chỉ bơi khi có sự đồng ý và giám sát của người lớn, ngay cả ở những hồ bơi rất nông dành cho trẻ em. Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lại độ sâu.

+ Lí do: Hầu hết những tổn thương vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn.

- Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội. 

+ Lí do: Chúng ta khó mà biết được dưới mặt nước hiền hoà kia ẩn chứa những hiểm hoạ gì, cho nên, trước khi xuống nước, em hãy quan sát xem có biển cấm bơi không, hoặc hỏi những người xung quanh xem vùng nước đó có được phép bơi lội hay không.

- Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi

+ Lí do: Sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm.

- Không bơi sau khi ăn

+ Lí do: rất hại cho dạ dày.

- Không bơi khi quá nóng hoặc mệt. Em cần phải bảo đảm rằng cơ thể mình khoẻ mạnh trước khi xuống nước.

+ Lí do: Môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn.

- Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy. Em không nên bơi lội ở những nơi có nước chảy quá nhanh, cho dù việc bơi lội xuôi dòng có thể dễ dàng với em hơn.

+ Lí do: Vì em sẽ không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người. 

- Không vừa ăn, vừa bơi. Em cần phải khởi động thật kĩ trước khi xuống nước.

+ Lí do: để tránh sặc nước

- Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về.

+ Lí do: Rất dễ bị cảm.

- Lên bờ ngay khi trời tối, có sấm chớp và mưa.

→ Văn bản trên đã thuyết minh đầy đủ, rõ ràng (chia rõ đề mục) về các cách giúp chúng ta phòng tránh đuối nước. Chúng ta nên đọc kĩ và ghi nhớ.

IV. Đọc tác phẩm: Phòng tránh đuối nước

Nếu em không chạm vào nước thì sẽ không thể biết bơi. Nhưng ngay cả khi đã biết bơi thành thạo thì em vẫn phải tuân thủ những quy tắc an toàn về bơi lội để phòng tránh đuối nước. Dưới đây là một số quy tắc phòng tránh cần tuân thủ.

1. Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm

Em hãy nhắc nhở người lớn và nếu có thể, hãy tham gia cùng bố mẹ các việc làm sau nhằm phòng tránh đuối nước:

- Rào quanh ao, hố nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng

- Làm nắp đậy an toàn, khóa cẩn thận các dụng cụ chứa nước trong gia đình như: giếng, bể, lu chứa…

- Cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm

2. Học bơi

Nếu không chạm vào nước, em sẽ không bao giờ biết bơi. Điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ phải bỏ qua rất nhiều trò chơi thú vị dưới nước, như thi bơi, bóng chuyền dưới nước hay đơn giản là nghịch nước. Hãy thuyết phục bố mẹ để được đi bơi và bắt đầu làm quen với nước trong các điều kiện sau:

- Chọn chỗ nước nông

- Xuống nước cùng với người lớn biết bơi

- Mặc áo phao hoặc mang theo phao bơi

- Có người cứu hộ giám sát trên bờ

3. Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể

a. Tại hồ bơi công cộng

Cần quan sát để biết chắc chắn rằng bể bơi có đầy đủ người cứu hộ và những người này ở khoảng cách để gần để có thể cứu hộ ngay lập tức

b. Tại bãi biển

Luôn tuân thủ các cảnh báo và kí hiệu của đội cứu hộ; luôn bơi gần với người giám hộ và đứng ở vị trí nông hơn người giám hộ

c. Tại hồ bơi gia đình

Nếu nhà em có hồ bơi, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ; làm hàng rào bảo vệ cao ít nhất 1,2m quanh hồ bơi. Em không được tự bơi, trừ khi có sự theo dõi của người lớn.

4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội

Khi bơi lội, em cần tuân thủ các quy tắc sau:

- Chỉ bơi khi có sự đồng ý và giám sát của người lớn, ngay cả ở những hồ bơi rất nông dành cho trẻ em. Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lại độ sâu. Hầu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn.

- Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội. Chúng ta khó mà biết được dưới mặt nước hiền hòa kia ẩn chứa những hiểm họa gì, cho nên, trước khi xuống nước, em hãy quan sát xem có biển cấm bơi không, hoặc hỏi những người xung quanh xem vùng nước đó có được phép bơi lội hay không

- Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi, vì sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm

- Không bơi sau khi ăn, bởi như thế rất hại cho dạ dày

- Không bơi khi quá nóng hoặc mệt. Em cần phải bảo đảm rằng cơ thể mình khỏe mạnh trước khi xuống nước, vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn

- Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy. Vì em sẽ không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người. Em không nên bơi lội ở những nơi có nước chảy quá nhanh, cho dù việc bơi lội xuôi dòng có thể dễ dàng với em hơn.

- Không vừa ăn, vừa bơi để tránh sặc nước. Em cần phải khởi động thật kĩ trước khi xuống nước

- Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về, bởi làm như vậy rất dễ bị cảm

- Lên bờ ngay khi trời tối, có sấm chớp và mưa

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Bài học từ cây cau

Tác giả - tác phẩm: Phòng tránh đuối nước

Tác giả - tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích

Tác giả - tác phẩm: Bàn về đọc sách

Tác giả - tác phẩm: Tôi đi học

Đánh giá

0

0 đánh giá