Văn bản Bàn về đọc sách lớp 7 - Chu Quang Tiềm - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Bàn về đọc sách Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bàn về đọc sách lớp 7.

Tác giả tác phẩm: Bàn về đọc sách - Ngữ văn 7

I.Tác giả Chu Quang Tiềm

                                Bàn về đọc sách - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chu Quang Tiềm (19 tháng 9 năm 1897 -  6 tháng 3 năm 1986)

- Quê quán: Trung Quốc

 Các tác phẩm chính: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách… 

II. Tìm hiểu tác phẩm Bàn về đọc sách

1. Thể loạiNghị luận xã hội

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm nằm trong sách Ngữ văn 9 tập 2, Nguyễn Khắc Phi( Tổng chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Việt Nam(2011)

3. Phương thức biểu đạt: nghị luận

4. Tóm tắt Bàn về đọc sách

- Văn bản bàn về việc đọc sách mang lại những lợi ích gì cho người đọc , và đưa ra 2 vấn đề trở ngại lớn của việc đọc sách, cuối cùng tác giả đưa ra các bí quyết để đọc sách hiệu quả hơn

Bàn về đọc sách - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Bàn về đọc sách

- Phần 1: từ đầu…làm kẻ lạc hậu: Tầm quan trọng của sách

- Phần 2: tiếp theo…những cuốn sách quan trọng , cơ bản: trở ngại của việc đọc sách

- Phần 3: còn lại: bí quyết của việc đọc sách

6. Giá trị nội dung tác phẩm Bàn về đọc sách

- Văn bản bàn  về giá trị và bí quyết của việc đọc một cuốn sách

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bàn về đọc sách

- Đưa ra ý kiến, giả thích dễ hiểu

- Lý lẽ mang tính thuyết phục cao

- Sắp xếp các ý kiến theo thứ tự hợp lý

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bàn về đọc sách

1. Lợi ích và những trở ngại của việc đọc sách

- Lợi ích của việc đọc sách

+ Đọc sách là một con đường quan trọng trong học vấn

+ Sách vở ghi chép, lưu truyền lại lịch sử của nhân loại

+ Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần

- 2 trở ngại của việc đọc sách

+ Sách đáng quý nhưng chỉ là một thứ tích lũy

+ Nó có thể làm trở ngại cho việc nghiên cứu

- Tác giả đã đưa ra và làm rõ trở ngại  của việc đọc sách

+ Sách khiến người ta không chuyên sâu

+ Sách nhiều  dễ khiến cho chúng ta lạc hướng

+ Người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất

2. Bí quyết của việc đọc sách

- Tác giả đưa ra nhiều bí quyết để đọc sách trở nên tốt hơn

+ Phải chọn cho tinh,đọc cho kĩ

+ Số lượng nhiều không bằng đọc chất lượng

+ Nếu đọc mười quyển sách mà lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc muòi lần

+ Đọc sách không thể đọc nhiểu coi là vinh dự, đọc ít  không thể coi là xấu hổ

+ Đọc ít nhưng mà kĩ, luyện nếp nghĩ sâu xa

+ Đọc để bản thân hiểu, biết thêm kiến thức chứ không phải  để lừa dối bản thân mình

IV. Đọc tác phẩm: Bàn về đọc sách

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thàn quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy tăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. […]

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất cho hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạch đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọc lại” thì rất ít, giống như ăn uống các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. […]

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy chân báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, cách đó là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích

Tác giả - tác phẩm: Bàn về đọc sách

Tác giả - tác phẩm: Tôi đi học

Tác giả - tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng

Tác giả - tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Đánh giá

0

0 đánh giá