Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527)
Video giải Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) - Cánh diều
1. Sự thành lập nhà Lê sơ
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 77 SGK
Trả lời:
Sự thành lập nhà Lê Sơ:
- Tháng 4-1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long).
- Chức quan cao cấp ở thời kì đầu nhà Lê sơ do tướng lĩnh có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn nắm giữ.
- Hoàn thiện bộ máy chính quyền, phong chức tước và ban cấp ruộng đất cho các công thần.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế-xã hội.
2. Tình hình chính trị
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 78 SGK
Trả lời:
3. Tình hình kinh tế
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 3 trang 78 SGK
B2: Nêu nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ trên lĩnh vực nông nghiệp,
Trả lời:
Tình hình kinh tế thời Lê sơ và rút ra nhận xét:
Nông nghiệp |
Thủ công nghiệp |
Thương nghiệp |
- Chính sách “quân điền” - Đặt một số chức quan: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. - Khai hoang, đắp đê, khơi thông sông ngòi,.. - Diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập |
- Nhiều làng thủ công nổi tiếng: làng Huê Cầu (nhuộm vải), Chu Đậu (làm gốm), Bát Tràng (làm gốm)… - Nhà nước có Cục Bách tác. |
- Buôn bán trong nhà nước và nước ngoài đều phát triển. - Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán. - Sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng: đồ sứ, vải, lụa, lâm sản quý. |
4. Tình hình xã hội
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 4 trang 79 SGK
Trả lời:
Cơ cấu xã hội Đại Việt thời Lê sơ:
- Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.
- Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
5. Phát triển văn hóa, giáo dục
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 5 trang 80 SGK
Trả lời:
Văn hóa |
Giáo dục |
- Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là sách của Nho giáo. - Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế - Văn học chữ Hán chiếm ưu thế - Nhã nhạc cung đình chứng thức ra đời - Loại hình nghệ thuật đa dạng, phong phú: chèo, tuồng… |
- Thi cử để tuyển chọn quan lại - Năm 1428, mở lại Quốc Tửu giám và mở trường học tại các lộ, phủ - Năm 1442, mở khoa thi Hội đầu tiên. |
6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 6 trang 81, 82 SGK Lịch sử
Trả lời:
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Luyện tập – Vận dụng
Phương pháp giải:
Trả lời:
Các thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Văn hóa |
- Tác phẩm văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo… - Tác phẩm văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… - Lĩnh vực khoa học: Đại Việt sử ký toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí), Bản thảo thực vật toát yếu (y học), Đại thành toán pháp (toán học)… Kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long, cung điện Lam Kinh… |
Giáo dục |
Từ 1442-1526: tổ chức 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ |
Phương pháp giải:
B1: Sưu tầm tư liệu về Lam Kinh (Thanh Hóa)
B2: Giới thiệu về Lam Kinh Thanh Hóa: địa điểm, niên đại, vai trò di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)
Trả lời:
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính:
- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh;
- Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
Tại Khu di tích, vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), nhân dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc...
Phương pháp giải:
Suy luận, phân tích các từ khóa “nguyên khí quốc gia”, “thịnh-mạnh”, “suy-yếu”
Trả lời:
Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
1. Sự thành lập nhà Lê Sơ
- Tháng 4 – 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long).
- Nhà Lê Sơ tiến hành nhiều chính sách nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
2. Tình hình chính trị
a. Tổ chức bộ máy chính quyền
- Ở Trung ương: Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.
- Ở địa phương:
+ Thời Lê Thánh Tông: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên.
+ Dưới đạo là: Phủ, huyện/ châu, xã.
b. Quân đội
- Tổ chức theo chế độ Ngụ binh ư nông”.
- Ban hành nhiều chính sách xây dung quân đội, có kỉ luật cao
- Quân đội đặt dưới sự chỉ huy tối cao nhà vua.
c. Luật pháp
- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều hình luật (Hồng Đức).
- Nội dung chính:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Bảo vệ phụ nữ…
3. Tình hình kinh tế, xã hội
a. Nông nghiệp
- Ban hành chế độ “quân điền” để chia lại ruộng đất cho nhân dân.
- Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp, như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
- Chú trọng công tác thủy lợi.
=> Nhờ những chính sách tích cực của nhà nước, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.
b. Công thương nghiệp
- Thủ công nghiệp dân gian: có nhiều làng nghề nổi tiếng như Chu Đậu (Hải dương), Bát Tràng (Hà Nội).
- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..
c. Thương nghiệp
- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.
- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.
4. Xã hội
- Tầng lớp trên của xã hội là: quý tộc, quan lại, địa chủ
- Tầng lớp bình dân: xuất thân từ nho sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Nông dân chiếm đại đa số, họ phải cày cấy ruộng công, nộp tô thuế và thực hiện nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng nô tì giảm dần.
5. Phát triển văn hóa, giáo dục
a. Văn hóa
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán chiêm ưu thế với tác phẩm: Bình Ngô Đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập.
+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập..
- Khoa học: có tác phẩm nổ tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học); Hồng đức bản đồ (Địa lí)…
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát…. được phục hồi và phát triển.
+ Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...
Đôi rồng đá ở bậc thềm điện Kính Thiên (Khu di tích thành Thưng Long, Hà Nội)
Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)
b. Giáo dục: Chú trọng tuyển chọn nhân tài.
- Năm 1482, mở lại Quốc Tử Giám và các trường học.
- Năm 1442, mở khoa thi Hội đầu tiên lấy đỗ tiến sĩ.
- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.
- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
Bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc tử giám (Hà Nội)
6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ
a. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
- Là bậc công thần hàng đầu nhà Lê sơ, danh nhân văn hóa thế giới.
- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...
b. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
- Là vị vua thứ tư nhà Lê sơ anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.
- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...
c. Ngô Sỹ Liên (Thế kỷ XV)
- Từng giữ chức Đô ngự sử dưới thời Lê sơ
- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ XV.
- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.
Đền thờ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội)
d. Lương Thế Vinh ( 1442 - 1496)
- Người đứng đầu Viện hàn lâm thời Lê Thánh Tông.
- Là người tài năng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt môn Toán học.
- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa…
Đền thờ Lương Thế Vinh (Nam Định)
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI