Văn bản Hãy cầm lấy và đọc - Huỳnh Như Phương - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hãy cầm lấy và đọc lớp 7.

Tác giả tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn 7

I. Tác giả Huỳnh Như Phương

Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương(1986), Trường phái Hình Thức Nga(2007), Những nguồn cảm hứng văn học(2008)….

II. Tìm hiểu tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

1. Thể loạiTruyện ngắn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Trích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc(2016)

3. Phương thức biểu đạt: nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- “Hãy cầm lấy và đọc’ là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của viêc sa sút văn hóa đọc

5. Bố cục tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Phần 1 Từ đầu…của thời trung đại : nguồn gốc của tư tưởng “ hãy cầm lấy và đọc”

- Phần 2 Tiếp theo…như Hơ-bơt Mác kiêu dơ đã nói: lập luận về vai trò của sách

- Phần 3 Còn lại: sách trong thời hiện đại và biện pháp khắc phục của sa sút văn hóa đọc

6. Giá trị nội dung tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

Khẳng định vai trò của những trang sách trong cuộc sống

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Cách lập luận sắc bén

- Đưa ra câu chuyện kết nối

- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết Hãy cầm lấy và đọc

1. Giá trị của “hãy cầm lấy và đọc”

-Câu chuyện kết nỗi dẫn dắt vào vấn đề rất hay, độc đáo

-Lý lẽ, bằng chứng thuyết phục để lập luận để khẳng định vai trò của sách

+ Lời nói của thầy giáo khi trao sách cho trò

+ Lời nói gần gũi của cha mẹ khi trao sách cho con cái

+ Lời chia sẻ ý nghĩa của một người bạn muốn giới thiệu cuốn sách hay

+ Sách giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống

+ Mang hồn của dân tộc, bản sắc văn hóa

+ Chứa đựng những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội,  con người …

+ Mang đến cho con người nhiều cung bậc cảm xúc

→  Thông điệp của tác giả qua tác phẩm rất hay, ý nghĩa

2. Thực trạng của việc đọc sách hiện nay

-Sự xuất hiện của In-tơ-nét và sách điện tử

+ Con người không chỉ nhìn chữ mà đọc , mà còn nhìn vào màn hình chiếu

-Cách khắc phục của sự sa sút văn hóa đọc

+ 2 yếu tố sách và người đọc tác động qua lại lẫn nhau

+ Người ham đọc và có sách hay để đọc

-Cách kết thúc vấn đề hay, ý nghĩa

+Sách sinh ra để màn đến tri thức cho con người

+ Là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Tác giả kêu gọi mọi người nên đọc sách nhiều hơn

→  Hãy cầm sách lên và đọc chúng đừng để những cuốn sách trở thành”vật cổ”

IV. Đọc tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc

Tương truyền rằng hồi còn trẻ, một lần Thánh Au-gu-xtinh (Augustine) ngồi cô đơn và tĩnh lặng trong vườn, vắng nghe bên tai giọng nói thầm thì của một em bé: “Hãy cầm lấy và đọc!”. Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại”.

Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc” trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. Cùng với thức ăn để duy trì sự sống của cơ thể, con người cũng cần thức ăn nuôi dưỡng tinh thần. Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần. Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.

“Em hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. “Con hãy cầm lấy và đọc”, đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất.

“Bạn hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thể thiếu của con người. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hoá trong một khuôn khổ, hình thể nào. Chữ gợi lên những tư duy hồi đáp, hô ứng hay phản biện. Chữ là cầu nối những thế hệ cách xa nhau trong lịch sử, những không gian văn hoá khác nhau, những tấm lòng chưa thông hiểu nhau, thậm chí còn nghi kị nhau.

Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó. Chỉ là giấy và mực mà nó chứa đựng cả thế giới, phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người. Đọc sách là đọc thế giới và đọc cả tâm hồn con người. Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

Có những cuốn sách khiến ta thất vọng, hụt hẫng. Nhưng không ít cuốn sách làm ta hạnh phúc, hồi hộp và mê đắm. Đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào một nỗi say mê, một niềm khoái cảm. Hành động đọc là cả một cuộc khám phá và chinh phục. Một nền giáo dục mà không khuyến khích và kích thích công chúng đọc sách là một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-do (Herbert Marcuse) đã nói.

Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn là nhìn vào màn hình chiếu sáng. Đó là thành tựu của văn minh nhân loại. Câu nói “Hãy cầm lấy và đọc” có thể chỉ còn ý nghĩa tượng trưng, thay vào đó cách nào, điều quan trọng là trí tuệ và tâm tư ta gắn liền với ngôn ngữ, nhờ tiếng nói và chữ viết (cả sách nói và sách chữ nổi dành cho người khiếm thị) mà đánh thức những giá trị tinh thần.

Lâu nay, chúng ta thường được nghe báo động về sự sa sút của văn hóa đọc. Giải quyết tình trạng này, cần phải tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc, hai điều này tác động qua lại với nhau. Nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững. Ngược lại, nếu người đọc không được chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách hay bao nhiêu vẫn là vô ích.

[…] Sách sinh ra không phải để được trưng bày, khoe của hay làm dáng. Sách cũng không nên trở thành một cổ vật rêu phong. Sách là để: “lần giở trước đèn”.

Tolle et lege. Xin hãy cầm lấy và đọc.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Bản đồ dẫn đường

Tác giả - tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc

Tác giả - tác phẩm: Nói với con

Tác giả - tác phẩm: Câu chuyện về con đường

Tác giả - tác phẩm: Thủy tiên tháng Một

Đánh giá

0

0 đánh giá