Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Video giải Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều
1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 SGK và quan sát lược đồ 15.1
Trả lời:
* Nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống:
- Thực hiện chủ trương “Tiên chế phát nhân” (tiến công trước để chế ngự kẻ địch).
- Kết hợp với tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung.
- Tiêu hủy kho lương dự trữ của địch rồi chủ động rút quân về nước.
2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076-1077)
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 SGK và lược đồ 15.2
Trả lời:
Nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong việc chuẩn bị kháng chiến:
- Ở biên giới, bố trí quân mai phục tại những vị trí chiến lược.
- Lý Kế Nguyên chặn đánh thủy binh nhà Tống ở vùng Đông Kênh.
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng.
- Lý Thường Kiệt chỉ huy chặn đánh đạo quân bộ của nhà Tống.
3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 SGK và quan sát lược đồ 15.3
Trả lời:
Nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý:
- Trên bộ, Lý Thường kiệt tổ chức chặn đánh quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Quân thủy của nhà Tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến sâu hỗ trợ đạo quân bộ.
- Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt đánh thẳng vào doanh trại địch. Quân Tống thua to.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị giảng hòa.
Luyện tập – Vận dụng
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1-2-3 SGK
B2: Khi xem xét vai trò của Lý Thường Kiệt cần chú ý đến chức vụ, cách đối phó với quân Tống xâm lược của ông.
Trả lời:
* Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):
+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm, thông tin về Lý Thường Kiệt qua tư liệu qua sách báo, internet.
B2: Trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao (tham khảo “Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý”)
Trả lời:
Đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc:
- Giúp vua Lý Nhân Tông (khi vua còn nhỏ) và phi Ỷ Lan trong việc trị quốc, ổn định triều chính.
- Lý Thường Kiệt giúp nhà Lý đánh đuổi giặc Tống xâm lược.
- Giúp nhà Lý đòi lại những vùng đất đã mất khi bị nhà Tống xâm lược.
- Chỉ huy đạo quân thời Lý khai mở phương Nam đưa vùng đất Quảng Bình sáp nhập vào quốc gia Đại Việt.
- Năm 1104, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình Chiêm Thành và thu được thắng lợi.
- Đối với đạo Phật, Lý Thường Kiệt có thái độ che chở cho các danh sư, xây dựng, sửa chữa chùa chiền…
Phương pháp giải:
Liên hệ ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
Trả lời:
Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay:
- Kiên trì, quyết tâm chống giặc.
- Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia.
- Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến" trong chiến tranh.
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)
* Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta giải quyết khủng hoảng trong nước.
- Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã:
+ Xúi giục vua Cham-pa tấn công Đại Việt.
+ Ngăn cản việc đi lại buôn bán của nhân dân hai nước.
+ Dụ dỗ tù trường các dân tộc ít người.
* Sự chuẩn bị của nhà Lý:
- Nhà Lý chủ động chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống.
+ Đối với Cham-pa: Lí Thường Kiệt đem quân trấn áp, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-a.
+ Đối với nhà Tống: Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “ Tiên phát chế nhân” (chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc).
* Diễn biến:
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
+ Quân bộ tấn công Ung Châu.
+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.
- Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.
* Kết quả: quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.
- Phá thế chủ động của quân Tống.
2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076 -1077)
- Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
- Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.
- Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.
- Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.
3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)
* Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống đem quân tiến đánh Đại Việt theo hai đường thủy – bộ:
+ Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.
+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.
- Tháng 1-1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.
- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.
- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.
- Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.
- Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.
- Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.
- Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.
Lược đồ: Trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.
* Ý nghĩa:
- Quân Tống phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.
- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.
- Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
* Nguyên nhân thắng lợi
- Sức mạnh đoàn kết của nhân dân Đại Việt
- Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của chỉ huy tài giởi – Lí Thường Kiệt
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)