Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược

14.2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 56 Lịch sử lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Luyện tập 1 trang 56 Lịch sử 7: Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến. 

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 1-2-3 SGK

B2: Khi xem xét vai trò của Lý Thường Kiệt cần chú ý đến chức vụ, cách đối phó với quân Tống xâm lược của ông.

Trả lời:

* Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. 

+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội 

+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

Bài tập vận dụng:

Câu 1.“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” Đó là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Thủ Độ.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Lý Công Uẩn.

Đáp án đúng là: C

“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”là câu nói của Lý Thường Kiệt.

Câu 2. Tiến công sang đất Tống vào cuối năm 1075, mục đích chính của Lý Thường Kiệt là gì?

A. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới của quân Tống.

B. Lật đổ bộ máy chính quyền trung ương của nhà Tống.

C. Chiếm giữ đất đai của nhà Tống, mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

D. Đòi lại những vùng đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Đáp án đúng là: A

Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là: đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?

A. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.

B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

Đáp án đúng là: A

- N guyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống :

+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 54 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1, hãy làm sáng tỏ nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống...

Câu hỏi trang 55 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.2, hãy làm rõ nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến...

Câu hỏi trang 56 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3, hãy đánh giá nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý...

Vận dụng 2 trang 56 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc...

Vận dụng 3 trang 56 Lịch sử 7: Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay?...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Đánh giá

0

0 đánh giá