Với giải Câu hỏi trang 56 Lịch sử lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Câu hỏi trang 56 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3, hãy đánh giá nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 SGK và quan sát lược đồ 15.3
Trả lời:
Nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý:
- Trên bộ, Lý Thường kiệt tổ chức chặn đánh quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Quân thủy của nhà Tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến sâu hỗ trợ đạo quân bộ.
- Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt đánh thẳng vào doanh trại địch. Quân Tống thua to.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị giảng hòa.
Lý thuyết Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)
* Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống đem quân tiến đánh Đại Việt theo hai đường thủy – bộ:
+ Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.
+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.
- Tháng 1-1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.
- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.
- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.
- Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.
- Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.
- Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.
- Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.
Lược đồ: Trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.
* Ý nghĩa:
- Quân Tống phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.
- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.
- Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
* Nguyên nhân thắng lợi
- Sức mạnh đoàn kết của nhân dân Đại Việt
- Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của chỉ huy tài giởi – Lí Thường Kiệt
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)