Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 3: Niềm vui của em | Cánh diều

3.6 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Niềm vui của em sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 3: Niềm vui của em

Đọc: Con heo đất trang 32, 33, 34

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 32 Câu 1: Ở lớp 2, em đã học chủ điểm Bạn trong nhà, hãy nhắc lại tên và nói một vài điều về những người bạn ấy.  

Chiếc nhãn vở đặc biệt trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại kiến thức đã học ở chủ điểm Bạn trong nhà, quan sát hình ảnh và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

- Mèo con: Rất ngoan ngoãn.

- Gà con: Lông vàng mượt, mắt đen rất sáng, thường tíu tít chạy theo gà mẹ.

- Cún: Thường chơi đùa, chạy nhảy cùng em. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 32 Câu 2: Trong nhà, em còn nhiều bạn khác. Hằng ngày, em vẫn trò chuyện, vui chơi, làm việc với các bạn ấy. Đó là những bạn nào? 

Chiếc nhãn vở đặc biệt trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và kể tên những người bạn thân quen hằng ngày của em. Trong hình ảnh có: Cái diều, sách, ô tô đồ chơi, ghế, tủ quần áo, đèn, búp bê, bát đĩa, chổi.  

Trả lời:

Hằng ngày, em thường dùng ghế, đèn và sách để học bài. Em chơi thả diều, ô tô đồ chơi và búp bê. Em dùng bát, đĩa để ăn cơm. Em dùng chổi để quét nhà.   

Bài đọc

Con heo đất

Chiếc nhãn vở đặc biệt trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:

- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.

Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:

- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.

Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:

- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!

Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:

- Con không cần rô bốt nữa!

Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa. 

Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn đầu bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 2: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được mốn đồ chơi đó? 

Phương pháp giải:

Em tìm đọc lời nói của bố mẹ với bạn nhỏ trong bài để trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Bố mẹ hướng dẫn bạn hãy tiết kiệm, bỏ tiền vào heo đất, chừng nào bụng heo đầy tiền, thì sẽ có thể đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 3: Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ “Từ đó...” đến “...dành cho heo” để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Bạn nhỏ dành dụm tiền bằng cách là: Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách còn thừa tiền lẻ bạn sẽ gửi heo đất. Tết đến, có tiền mừng tuổi cùng gửi cho heo luôn. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 4: Vì sao cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để có câu trả lời.   

Trả lời:

Cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ heo đất vì trải qua một thời gian dài gắn bó, bạn nhỏ thấy heo cũng rất dễ thương, heo luôn mỉm cười với bạn ấy dù bạn có tiền bỏ vào cho heo hay không. Bạn nhỏ có nhiều tình cảm dành cho heo đất.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 1: Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất.  

Phương pháp giải:

Em đọc truyện để tìm những từ chỉ bộ phận của con heo đất.    

Trả lời:

Những từ chỉ các bộ phận của con heo đất trong truyện trên là: Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 2: Tìm từ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây.  

Chiếc nhãn vở đặc biệt trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát những đồ vật này để tìm từ ngữ chỉ bộ phận của chúng.   

Trả lời:

Các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm trong hình là:

- Doraemon: khe đựng tiền, nắp, nút vặn, nút bấm.

- Tủ hồng: khe đựng tiền, cánh cửa.

- Gấu trúc: Tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, chân.

- Cún con: Tai, mắt, mũi, miệng, bụng, lưng, chân. 

Tự đọc sách báo trang 34

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trò chơi, đồ chơi.

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trò chơi, đồ chơi. 

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ về đồ chơi, trò chơi để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau: Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Tập tầm vông, Bập bênh, Làm đồ chơi.

- Bài văn về đồ chơi, trò chơi:

Bài tham khảo 1:

Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.

Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.

Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông.

Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.

Bài tham khảo 2:

Sau khi trường phát động phong trào giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng mấy ngày, số quần áo, sách vở và đồ chơi do chúng em quyên góp đã được khá nhiều. Em chọn trong số đồ chơi của mình ra một thứ rồi mang đến lớp. Đó là chiếc cần cẩu bằng nhựa sơn màu vàng tươi. Đầu cần cẩu có chiếc móc để cẩu hàng. Mỗi khi bắt đầu chơi, em bật công tắc điện. Chiếc cần cẩu nhẹ nhàng quay quanh trục. Dưới bệ cần cẩu có gắn bốn bánh xe, chạy lui chạy tới rất dễ dàng.

Em thích món đồ chơi này lắm nhưng nghĩ đến các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt đang thiếu thốn đủ thứ, em muốn mang đến cho các bạn một niềm vui nho nhỏ. Hình dung ra cảnh một bạn nào đó nâng niu chiếc cần cẩu này trên tay với vẻ sung sướng, em cũng thấy lòng nao nao xúc động. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

- Cảm nghĩ của em.  

Phương pháp giải:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.  

Trả lời:

Em ấn tượng với bài văn viết về đồ chơi thứ hai. Bạn nhỏ đã biết chia sẻ, quan tâm. Bạn đã dành món đồ chơi yêu thích của mình cho các bạn ở vùng lũ lụt.

Viết: Ôn chữ viết hoa: D, Đ trang 34

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 1: Viết tên riêng: Đà Nẵng

Tiếng Việt lớp 3 trang 34 Câu 2: Viết câu:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Ca dao

Trả lời:

Em thực hiện viết bài vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng. 

Nói và nghe: Em tiết kiệm trang 35

Tiếng Việt lớp 3 trang 35 Câu 1: Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe.

Gợi ý:

- Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?

- Hình dáng con heo đất đó thế nào?

- Em cho heo đất ăn thế nào?

- Tình cảm của em với con heo đất thế nào?

- Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?

- Gắn ảnh hoặc tranh em vẽ con heo đất. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- Vào ngày sinh nhật, bố mẹ đã mua tặng em một còn heo đất .

- Con heo to màu đỏ, có cái bụng tròn vo, heo có chiếc mũi vểnh lên, miệng thì mỉm cười trông rất dễ thương.

- Mỗi khi bố mẹ cho em tiền mua đồ dùng học tập hay tiền tiêu vặt, còn thừa tiền lẻ em sẽ cho vào heo đất.

- Em rất yêu quý heo đất của mình. 

- Nhờ nuôi heo đất, em đã có thể dùng số tiền đó để mua thêm sách vở học tập, mua quà tặng bố mẹ, bạn bè.

Tiếng Việt lớp 3 trang 35 Câu 2: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa? 

Em tiết kiệm trang 35 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Gợi ý:

- Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em còn tiết kiệm những gì?

- Vì sao em phải tiết kiệm?

- Em tiết kiệm như thế nào?

- Kết quả tiết kiệm ra sao? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết sử dụng điện, nước thật tiết kiệm.

- Dù ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, em đều chỉ sử dụng điện và nước khi cần thiết.

- Em tiết kiệm vì điện, nước là những tài nguyện quý giá. Nếu sự dụng chúng hợp lý sẽ là một cách để chúng ta bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Ngoài ra, khi ăn cơm ở nhà, hoặc đi ăn ở những quán ăn, nhà hàng, em đều lấy vừa đủ lượng thức ăn để có thể ăn hết. Tránh để thừa, lãng phí thức ăn.

Đọc: Thả diều trang 36, 37

Thả diều

(Trích)

Cánh diều no gió                           Thả diều trang 36, 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời. 

 

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

 

Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

            TRẦN ĐĂNG KHOA

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 1: Ở hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh cánh diều với những gì? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu để tìm những hình ảnh so sánh.  

Trả lời:

Ở hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh cánh diều với trăng vàng và chiếc thuyền.

Em thích hình ảnh so sánh chiếc diều với trăng vàng. Vì trăng rất đẹp, mỗi đêm đều chiếu sáng, soi đường cho mọi người. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 2: Từ phơi ở khổ thơ 3 cho biết khổ thơ này tả cảnh thả diều vào thời gian nào trong ngày. 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3 để tìm hiểu thời gian tả cảnh thả diều trong bài.  

Trả lời:

Từ phơi ở khổ thơ 3 cho biết khổ thơ này tả cảnh thả diều vào thời gian trưa chiều trong ngày.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 3: Em thích những hình ảnh so sánh nào trong các khổ thơ 3 và 4? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 3 và 4 để tìm những hình ảnh so sánh và lựa chọn hình ảnh so sánh mà em thích.  

Trả lời:

Em thích những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ 3 và 4 là: Diều em – lưỡi liềm.

Em thích hình ảnh so sánh này vì trong mùa lúa chín, lười liềm là vật dụng giúp các bác nông dân có thể gặt lúa về, làm thành những hạt gạo thơm ngon. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 4: Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm những từ ngữ tả tiếng sáo.   

Trả lời:

Những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ là: Thổi vang, trong ngần, chơi vơi, nhạc trời, réo vang.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 1: Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ sau:

Thả diều trang 36, 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm hình ảnh so sánh và sắp xếp vào sơ đồ.   

Trả lời:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Diều

Hạt cau

Diều

Thành

Trăng vàng

Diều

Hay

Chiếc thuyền

Trời

Như

Cánh đồng

Diều

-

Lưỡi liềm

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau:

a) Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè.

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.

PHẠM TIẾN DUẬT

Thả diều trang 36, 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

b) Con trâu mộng lừng lững, mập mạp, hai cái sừng của nó như hai vầng trăng khuyết.

NAM ANH

c) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. 

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Phương pháp giải:

Em đọc các câu thơ, câu văn để tìm những hình ảnh so sánh. 

Trả lời:

a) Trái nhót – ngọn đèn tín hiệu.

Quả cà chua – đèn lồng.

Quả ớt – ngọn lửa đèn dầu.

b) Hai cái sừng trâu – hai vầng trăng khuyết.

c) cánh hoa giấy – chiếc lá. 

Viết: Em tiết kiệm trang 37

Tiếng Việt lớp 3 trang 37 Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.

2. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn,... 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

1. Gợi ý:

- Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?

- Hình dáng con heo đất đó thế nào?

- Em cho heo đất ăn thế nào?

- Tình cảm của em với con heo đất thế nào?

- Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?

2. Gợi ý:

- Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em tiết kiệm những gì?

- Vì sao em phải tiết kiệm?

- Em tiết kiệm như thế nào?

- Kết quả tiết kiệm ra sao? 

Trả lời:

1.

Bài tham khảo 1:

Vào ngày sinh nhật bố mẹ đã tăng cho em một con heo đất. Con heo màu đỏ tươi rất đẹp, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Mỗi khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Em rất thích heo đất vì heo rất dễ thương. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua quà tặng bố mẹ.

Bài tham khảo 2:

Nắm ngoái khi đạt danh hiệu học sinh Xuất sắc, em đã được bố mẹ tặng cho một chú gấu trúc dùng để đựng tiền tiết kiệm. Toàn thân gấu đều mầu trắng, chỉ có xung quanh mắt là màu đen, trông rất ngộ nghĩnh. Khi được tiền mừng tuổi, hay tiền tiêu vặt em cho gấu trúc ăn. Em rất thích chú gấu trúc này. Nhờ có gấu trúc mà em đã tiết kiệm được tiền để mua sách vở và đồ dùng học tập. Như vậy em có thể học tập tốt hơn, đạt thành tích cao trong học tập. 

2.

Bài tham khảo 1:

Có một hôm, sau khi ăn cơm, cả nhà em cùng quây quần xem chương trình Thời sự. Chương trình có phát một nội dung liên quan đến việc sử dụng nước. Em nhận thấy rằng nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá. Vì vậy em luôn cố gắng sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Dù là ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, em đều cố gắng sử dụng nước tiết kiệm. Em sẽ dùng nước khi cần thiết, dùng một lượng nước vừa đủ chứ không để nước chảy quá nhiều. Em tin rằng, nếu mỗi người đều sử dụng nước một cách tiết kiệm thì môi trường nước, tài nguyên nước sẽ ngày một tốt lên.

Bài tham khảo 2:

Khi đọc sách, đọc thơ hay ca dao, có rất nhiều bài viết nói về sự vất vả để làm ra được lúa gạo phục vụ cho chúng ta hằng ngày. Vì vậy chúng ta không nên lãng phí thức ăn, lúa gạo. Khi ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, mỗi khi ăn em đều lấy một lượng cơm, lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo mình có thể ăn hết. Tránh việc lấy quá nhiều để rồi lãng phí thức ăn. Nếu lạng phí thức ăn sẽ phụ công lao của bác nông dân đã làm ra hạt gạo, của người trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà và của người đã cất công nấu nướng cho em.

Đọc: Chú gấu Mi-sa trang 38, 39

Chú gấu Mi-sa

Mi-sa là một chú gấu bông rất dễ thương. Nhưng sáng nay, cô chủ bỗng túm lấy chú, bỏ vào nhà kho. Mi-sa tủi thân, bèn lách qua cái lỗ mèo chui rồi bỏ đi.

Chú đi mãi, thấm mệt, bèn trèo lên chạc cây cao và ngủ một giấc.

Khi chú gấu tỉnh dậy, trời đã tối. Bỗng chú nghe thấy tiếng nhạc leng keng. Rồi một chiếc xe tuần lộc hiện ra. Đó là xe đi phát đồ chơi cho trẻ nhỏ. Bởi vì đêm ấy là đêm Giáng sinh rồi. Nhưng không may, Ông già Nô-en bị ốm nên chỉ có tuần lộc vừa kéo xa vừa phát quà.

Tuần lộc gặp Mi-sa thì mừng lắm, bảo:

- Trèo lên xe đi! Bạn giúp mình phát quà nhé!

Cỗ xe bay trong tuyết. Trời nhiều sao quá, sáng như ban ngày.

Mi-sa lần lượt đặt ở mỗi nhà một thứ đồ chơi.

Chú gấu Mi-sa trang 38, 39 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Cuối cùng, cỗ xe đến một túp lều. Nhưng túi đồ chơi chẳng còn gì. Tuần lộc rền rĩ. Trong lều có một câu bé đang ốm. Sáng mai thức dậy, chắc cậu bé sẽ thất vọng lắm nếu thấy đôi ủng đựng quà Giáng sinh rỗng không.

Mi-sa thở dài. Rồi chú nhấc cao chân, bước vào túp lều. Chú ngồi lên chiếc ủng và chờ trời sáng. 

MA-RI CÔN-MÔNG (Vũ Tú Nam dịch)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 1: Vì sao chú gấu Mi-sa bỏ nhà ra đi ? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn đầu truyện để trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Chú gấu Mi-sa bỏ nhà ra đi vì cô chủ bỗng nhiên bỏ chú vào nhà kho, chú thấy tủi thân.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 2: Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từ “Khi chú gấu tỉnh dậy...” đến “...mỗi nhà một thứ đồ chơi” để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc phát quà Giáng sinh.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 3: Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ đoạn cuối truyện để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã nhấc cao chân, bước vào túp lều, ngồi lên ủng và đợi trời sáng.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 4: Em có nhận xét gì về chú gấu bông Mi-sa? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình về chú gấu bông Mi-sa.   

Trả lời:

Chú gấu bông Mi-sa rất tốt bụng khi giúp tuần lộc phát quà Giáng sinh cho các bạn nhỏ. Và chú cũng đã tự biến khi tự biến mình thành món quà dành cho cậu bé đang ốm trong túp lều.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp (có thể xem một từ ngữ vào hai nhóm khác nhau): 

Chú gấu Mi-sa trang 38, 39 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2) 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và xác định công dụng của từng đồ vật để phân loại vào nhóm thích hợp. 

Trả lời:

- Quà Giáng sinh: Đồng hồ, đồ chơi, truyện, bánh kẹo, Mi-sa, gối ôm, mũ len, quần áo.

- Vật đựng quà: Ủng, mũ len, gối ôm, bít tất.

- Nhân vật đi phát quà: Tuần lộc, ông già Nô-en, Mi-sa. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Câu 2: Nói tên món quà em mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.  

Trả lời:

Vào dịp Tết hoặc sinh nhật, em muốn được tặng đồ chơi, quần áo mới, truyện,... 

Viết: Thả diều trang 40

Tiếng Việt lớp 3 trang 40 Câu 1: Nhớ – viết: Thả diều (3 khổ thơ đầu) 

Trả lời:

1. Em thực hiện bài viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 40 Câu 2: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 9 chữ trong bảng sau:

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

n

 

2

 

en-nờ giê (en giê)

3

ngh

 

4

 

en-nờ hát (en hát)

5

o

 

6

 

 

7

 

 

8

 

 

9

ph

pê hát

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

n

en-nờ

2

ng

en-nờ giê (en giê)

3

ngh

en-nờ giê hát

4

nh

en-nờ hát (en hát)

5

o

o

6

ô

ô

7

ơ

ơ

8

p

9

ph

pê hát 

Tiếng Việt lớp 3 trang 40 Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) chữ ch hay tr? 

Thả diều trang 40 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

b) Vần ên hay ênh?

Thả diều trang 40 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1) 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

a)

Mẹ gà ấp trứng tháng năm

Ổ rơm thì nóng, chỗ nằm thì sâu

Ngoài kia cỏ biếc một màu

Tiếng chim lích chích đua nhau truyền cành.

ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

b) Đến giờ dua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc liên hồi, người xem hò hét, cổ vũ náo nhiệt. Mấy em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng reo hò không ngớt. Bốn chiếc thuyền vút đi trên mặt nước mênh mông. 

BÌNH MINH

Nói và nghe: Chiếc răng rụng trang 41

Tiếng Việt lớp 3 trang 41 Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Chiếc răng rụng trang 41 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)Chiếc răng rụng trang 41 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em quan sát các bức tranh và lần lượt trả lời các câu hỏi để kể lại câu chuyện. 

Trả lời:

Em lắng nghe cô giáo kể chuyện một lần. Sau đó trả lời các câu hỏi ở từng tranh và kể lại câu chuyện.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 41 Câu 2: Trao đổi: Em làm thế nào để răng luôn sạch sẽ và không bị hỏng? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và chia sẻ cách vệ sinh răng miệng của mình. 

Trả lời:

Để răng luôn sạch sẽ và không bị hỏng:

- Em luôn đánh răng hai lên mỗi ngày.

- Em xúc miệng bằng nước muối.

- Em không ăn bánh, kẹo ngọt vào buổi tối. 

Đọc: Hai bàn tay em trang 42, 43

Hai bàn tay em

(Trích)

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

 

Đêm em nằm ngủ

Hai hoa ngủ cùng

Hoa thì bên má

Hoa ấp cạnh lòng.

 

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai.

 

Giờ em ngồi học

Bàn tay siêng năng

Nở hoa trên giấy

Từng hàng giăng giăng.

 

Có khi một mình

Nhìn tay thủ thỉ:

- Em yêu em quý

Hai bàn tay em. 

HUY CẬN

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 1: Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ 1 của bài thơ để trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Hai bàn tay của bé đẹp đóa hoa hồng ở đầu cành, mỗi ngón tay là một cánh hoa tròn xinh.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 2: Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 để tìm những hình ảnh thể hiện sự thân thiết của hai bàn tay và bạn nhỏ.  

Trả lời:

Hai bàn tay rất thân thiết với bạn nhỏ: khi đi ngủ, một tay bên má, một tay cạnh lòng.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 3: Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3, 4 để tìm công việc hằng ngày của hai bàn tay.   

Trả lời:

Hằng ngày, hai bàn tay đánh răng, chải tóc, siêng năng học bài. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 4: Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình?

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Khổ thơ 5 cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình: Nhìn tay thủ thỉ/ Em yêu em quý/ Hai bàn tay em.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 1: Tìm từ so sánh trong các câu thơ sau:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

b) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

HỒ CHÍ MINH

c) Ông trăng như cái mâm vàng

Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta. 

PHẠM ĐÔNG HƯNG

Phương pháp giải:

Em dựa vào đặc điểm của từ so sánh để trả tìm từ so sánh trong các câu thơ. 

Trả lời:

Từ so sánh trong các câu thơ là:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

b) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

HỒ CHÍ MINH

c) Ông trăng như cái mâm vàng

Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta. 

PHẠM ĐÔNG HƯNG

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 2: Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu câu gì?

a) Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

b) Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. 

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu gạch ngang

a) Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

b) Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. 

TRẦN ĐĂNG KHOA

Góc sáng tạo: Chuyện của em trang 43, 44

Tiếng Việt lớp 3 trang 43 Câu 1: Hãy kể những việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của em. Gắn kèm vào bài viết ảnh hoặc tranh em vẽ. 

Chuyện của em trang 43, 44 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 44 Câu 2: Giới thiệu, bình chọn bài viết hay. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Đôi mắt đối với mỗi người chúng ta đều vô cùng quan trọng. Mắt giúp chúng ta nhìn đường, phân biệt màu sắc, nhìn thấy tri thức, thấy những người mà chúng ta yêu quý. Vậy nên, mỗi ngày em đều cố gắng chăm sóc đôi mắt của mình. Khi học bài, em luôn ngồi đúng tư thế, không nhìn quá gần, luôn có đủ ánh sáng. Khi xem ti vi, hay đọc sách báo, em cũng luôn chú ý để mắt cách xa ti vi, sách, báo, không xem quá lâu và có đủ ánh sáng. Ngoài ra em còn thực hiện những bài tập thể dục cho mắt, giúp cho mắt sáng hơn, đẹp hơn và không bị cận thị.

Bài tham khảo 2:

Mỗi ngày, em đều chăm sóc răng của mình thật cẩn thận. Em luôn đánh răng hai lần mỗi ngày. Em hạn chế ăn đồ ngọt vào buổi tối để không bị sâu răng. Em thường xuyên xúc miêng bằng nước muối. Ngoài ra em sẽ đi khám răng định kì để luôn có một hàm răng khỏe mạnh. 

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Em đã lớn

Bài 4: Mái ấm gia đình

Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1

Bài 6: Yêu thương, chia sẻ
Đánh giá

0

0 đánh giá