Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 2: Em đã lớn | Cánh diều

3.7 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Em đã lớn sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 2: Em đã lớn

Đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Nói về em hôm nay 

Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và lần lượt trả lời các câu hỏi trong tranh để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- So với năm trước, em đã cao thêm 5cm, nặng thêm 3kg.

- Em đã biết tự soạn sách vở, tự chuẩn bị quần áo để đến trường. Em có thể tự làm vệ sinh cá nhân và dọn dẹp góc học tập của mình.

- Em giúp người thân trong gia đình tưới cây, quét nhà, lau bàn ghế, rửa bát,... 

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 2: Nhớ lại em ngày em vào lớp Một:

a) Ai đưa em tới trường?

b) Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Ngày em vào lớp Một:

a) Bố/Mẹ đã đưa em đến trường.

b) Em đã chủ động chào mọi người, giới thiệu bản thân mình để có thể làm quen với thầy cô và các bạn. 

Bài đọc

Nhớ lại buổi đầu đi học

Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. 

Theo THANH TỊNH

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để xác định bài đọc được kể theo ngôi thứ mấy và trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Bài văn là lời của nhân vật “tôi”, cũng chính là tác giả. Bài văn nói về những cảm xúc, những kỉ niệm, hồi ức của tác giả về ngày tựu trường đầu tiên vào mỗi dịp cuối thu hằng năm.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? 

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn đầu bài: “Hằng năm... bầu trời quang đãng” để trả lời câu hỏi.    

Trả lời:

Cảnh ngoài đường lá rụng nhiều và những đám mây bạc trên bầu trời vào dịp cuối thu khiến tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 3: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?  

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm ra chi tiết diễn tả tâm trạng cậu bé trên đường đến trường. 

Trả lời:

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết là: Trong ngày đầu tiên đến trường, cậu bé thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vì đó là lần đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng ngày cũng trở nên thay đổi, lạ lẫm. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 4: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào? 

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ đoạn cuối của bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường:

- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

- Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 1: Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ, đọc và chia đoạn bài văn để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến ...bầu trời quang đãng: Khởi nguồn gợi lên kí ức về ngày tựu trường của tác giả bằng hình ảnh lá rụng nhiều vào cuối thu hằng năm.

- Đoạn 2: Từ Buổi mai hôm ấy... đến ...tôi đi học: Kí ức và tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học trên con đường làng quen thuộc.

- Đoạn 3: Còn lại: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò ngày đầu đến lớp. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng:

a) Mỗi đoạn văn nêu một ý.

b) Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.

c) Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.   

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và dựa vào những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Chọn đáp án c. 

Tự đọc sách báo trang 20

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi.

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi. 

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ về thiếu nhi để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau:

- Bài thơ: Giúp mẹ, Bé tới trường, Rửa tay, Bập bênh, Bạn mới,...

- Câu chuyện: Quây quần bên Bác, Người bạn thực sự,...

- Bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi:

Bài tham khảo 1:

Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi. Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp. Đúng bảy giờ tối, trẻ em ru nhau đi rước đèn. Em cũng xin phép bố mẹ để đến cùng bố mẹ. Chúng em sẽ đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là anh chị thanh niên. Mỗi anh chị sẽ cầm theo một cái trống để đánh từng bài một rất đồng điệu. Rồi có chị sẽ bắt cái để chúng em hát nhiều bài thiếu nhi khác nhau. Ở cuối đoàn sẽ có một số người lớn đi theo con mình, rồi cùng lên đình phá cỗ. Ban đầu, đoàn sẽ chia làm hai hàng. Nhưng chỉ một lúc sau, các bạn đã nháo nhào chạy lại gần nhau hơn để nói chuyện, cười nói vui vẻ. Ngày hội năm nào cũng để lại cho em những kỉ niệm khó quên. Những cảm xúc khác nhau khi trải qua từng năm là khi em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của em.

Bài tham khảo 2:

Nhớ ngày nào mới chập chững bước chân đầu tiên vào ngôi trường tiểu học. Tiết học đầu tiên đã được cô giáo dạy về " 5 điều Bác Hồ'. Và những điều Bác Hồ dạy đã theo em trong suốt quãng thời gian đi học.

 Bác dạy thiếu nhi

 "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

  Học tập tốt, lao động tốt.

  Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

 Giữ gìn vệ sinh thật tốt

 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."

Bác Hồ cũng đã nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Qua "5 điều Bác Hồ dạy" chúng ta thấy được tình yêu thương của Bác đối với đàn cháu nhỏ. Bác muốn thiếu nhi cần rèn luyện những đức tính tốt từ khi còn nhỏ, vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?" là phải dựa vào "công học tập của các cháu". 

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

- Cảm nghĩ của em. 

Phương pháp giải:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.  

Trả lời:

Em thích bài văn nói về “5 điều Bác Hồ dạy”, Bài văn đã nhắc nhở em luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. 

Viết: Ôn chữ hoa B, C trang 21

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 1: Viết tên riêng: Cao Bằng

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 2: Viết câu: 

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Hồ Chí Minh

Trả lời:

Em thực hiện viết bài vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng. 

Nói và nghe: Chỉ cần tích tắc đều đặn trang 21, 22

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện:

CHỈ CẦN TÍCH TẮC ĐỀU ĐẶN

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

Chỉ cần tích tắc đều đặn trang 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Gợi ý:

a) Chiếc đồng hồ mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ điều gì?

b) Chiếc đồng hồ thứ nhất nói gì? 

c) Chiếc đồng hồ mới lo lắng thế nào?

d) Chiếc đồng hồ thứ hai nói gì?

e) Cuối cùng, chiếc đồng hồ mới đã hoàn thành công việc một năm như thế nào?

Phương pháp giải:

Em tìm đọc hoặc nghe câu chuyện và trả lời các gợi ý để kể lại câu chuyện.  

Trả lời:

Em lắng nghe cô giáo đọc câu chuyện hoặc tìm đọc câu chuyện và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 2: Trao đổi:

a) Theo câu chuyện, mỗi năm, chiếc đồng hồ phải chạy “tích tắc” bao nhiêu lần?

b) Để hoàn thành được công việc như vậy, chiếc đồng hồ cần làm gì?

Chọn ý đúng:

- Cần làm một lúc cho xong việc.

- Cần tăng thêm giờ làm việc.

- Cần tích tắc đều đặn (làm việc chăm chỉ).

c) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu chuyện và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Đọc: Con đã lớn thật rồi trang 22, 23, 24

Con đã lớn thật rồi!

Con đã lớn thật rồi trang 22, 23, 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:

- Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

- Nhưng... cháu chưa... xin phép mẹ.

- Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!

Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.

Dì dịu dàng bảo:

- Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Những ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?

Cô bé lặng im.

- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi đi! Mẹ cháu đang lo lắm đấy.

Cô bé chạy vội về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:

- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!

Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:

- Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 1: Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tóm tắt câu chuyện: 

Con đã lớn thật rồi trang 22, 23, 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài và dựa theo cách hiểu của mình để hoàn thành sơ đồ tóm tắt câu chuyện.  

Trả lời:

Sơ đồ tóm tắt câu chuyện:

- Một cô bé sang nhà dì, vì dỗi mẹ, nên cô bé ngồi buồn thiu.

- Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm. Khi ăn cơm với dì, cô bé nghĩ đến mẹ phải ăn cơm ở nhà một mình.

- Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé cảm ơn dì. Dì hỏi cô bé đã bao giờ cảm ơn mẹ vì đã nấu cơm cho mình chưa. Cô bé nhận ra mình đã sai và cảm thấy có lỗi với mẹ.

- Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ. Mẹ cô bé ngạc nhiên, hôn lên má cô bé và bảo rằng cô bé đã lớn thật rồi. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 2: Em thích nhất câu nói nào của người dì sau bữa cơm? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài và tìm những câu nói của người dì rồi lựa chọn câu mà em yêu thích.  

Trả lời:

Câu nói em thích nhất của người dì sau bữa cơm là: Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Những ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không? 

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 3: Vì sao mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!”? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!” vì thấy cô bé đã biết hối lỗi và nói lời xin lỗi.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 4: Thử đặt một tên khác cho câu chuyện.   

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung, ý chính của bài để có thể đặt tên khác cho câu chuyện.  

Trả lời:

Tên khác cho câu chuyện là: Bài học về lời xin lỗi.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 24 Câu 1: Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc để xác định được tác dụng của dấu gạch ngang. 

Trả lời:

Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 24 Câu 2: Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào? Chọn các ý đúng:

a) Các nhân vật cùng nói một lúc.

b) Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.

c) Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.   

Trả lời:

Chọn đáp án b.  

Viết: Kể lại một cuộc trò chuyện trang 24

Tiếng Việt lớp 3 trang 24 Câu 1: Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em). 

Trả lời:

Em nhớ lại và kể lại câu chuyện.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 24 Câu 2: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện trên. Sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nhân vật trong cuộc trò chuyện. 

Kể lại một cuộc trò chuyện trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Một hôm, vào giờ ra chơi, em ngồi tại vị trí của mình và lấy cuốn truyện tranh yêu thích ra đọc. Bạn Ngọc đã tiến đến và bắt chuyện với em:

- Sao cậu không ra chơi cùng các bạn mà lại ngồi đây? Câu đang đọc truyện gì vậy? 

- Đây là cuốn truyện mẹ tặng tớ vào ngày sinh nhật. Nó rất hay nên tớ đọc mãi không chán.

Thấy em nói thế, Ngọc liền ngồi xuống cạnh em và nói:

- Thế tớ đọc cùng cậu được không? Nội dung của truyện là gì vậy?

Sau đó, em giải thích cho bạn về nội dung của truyện. Chúng em cùng đọc và thảo luận về những nhân vật trong truyện. Chúng em cảm thấy rất vui. Cũng nhờ vậy mà em và Ngọc trở nên thân thiết hơn. Không chỉ có cùng sở thích, chúng em còn giúp đỡ lần nhau trong học tập.

Bài tham khảo 2:

Như thường lệ, cứ vào buổi tối thứ bảy, gia đình em lại có dịp sinh hoạt đầm ấm bên nhau. Hôm nay cũng vậy, đầu tiên, bố em hỏi:

– Con trai của ba, trong tuần qua, con học thế nào? Có thành tích gì không?

Em vội vàng trả lời:

– Thưa ba, tuần qua con được đến 4 điểm 10 cơ đấy!

– Thế ư? – Ba vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên.

Em thong thả nói:

– Đó là môn Toán con lên chữa bài, môn Luyện từ và câu, môn Vẽ và trả bài Tập làm văn viết ba ạ.

Bố em nói tiếp:

– Thế thì ngày mai chủ nhật, ba sẽ thưởng cho con một chuyến đi dã ngoại, con đồng ý không?

Em thích chí cười tít cả mắt.

Đọc: Giặt áo trang 25, 26

Giặt áo

(Trích)

Tre bùng nắng lên                                       

Rộn vườn tiếng sáo

Nắng đẹp nhắc em

Giặt quần, giặt áo.

 

Lấy bọt xà phòng

Làm đôi găng trăng

Nghìn đốm cầu vồng

Tây em lấp lánh.

 

Nắng theo gió bay

Trên tre, trên chuối

Nắng vẫn đầy trời

Vàng sân, vàng lối.

 

Sạch sẽ như mới

Áo quần lên dây

Em yêu ngắm mãi

Trắng hồng tay...

 

Nắng đi suốt ngày

Giờ lo xuống núi

Nắng vẫn còn đây

Áo thơm bên gối.

PHẠM HỔ

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 1: Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm khổ thơ có chứa nhân vật.   

Trả lời:

- Bạn nhỏ được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 2, 4.

- Nắng được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 3, 5. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:

a) Khi làm việc.

b) Khi hoàn thành công việc. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tim những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ khi làm việc và khi hoàn thành công việc.  

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:

a) Khi làm việc: Lấy bọt xà phòng làm găng tay, như đốm cầu vồng làm tay em lấp lánh.

b) Khi hoàn thành công việc: Áo quần lên dây/Em yêu ngắm mãi. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 3 để tìm chi tiết miêu tả nắng.  

Trả lời:

Khổ thơ 3 tả nắng bay theo gió, tràn đầy khắp mọi nơi, trên cây tre, cây chuối, nắng vàng trải trên sân, trên lối đi.   

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Nắng bừng lên.

b) Nắng đầy trời.

c) Nắng đang tắt. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Chọn đáp án c. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây: 

a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,...

b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng,...

c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn,...

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: quét nhà, rửa bát, cắm cơm, lau bàn ghế.

b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: chổi, nước rửa bát, khăn lau.

c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc, qua loa. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 2: Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- Hôm nay em dọn dẹp góc học tập của mình.

- Hôm qua, em đã giúp mẹ tưới cây.

- Em cùng ông bà chăm sóc vườn rau. 

Viết: Em đã lớn lên rồi trang 26, 27

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 1: Nghe – viết:

Em lớn lên rồi

Năm nay em lớn lên rồi

Không con nhỏ xíu như hồi lên năm

Nhìn trời, trời bớt xa xăm

Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay

Núi xa lúp xúp chân mây

Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần

Nơi xa bỗng hóa nên gần

Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em thực hiện bài viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ. 

Trả lời:

Em hoàn thành bài viết vào vở.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 27 Câu 2: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau: 

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

g

giê

2

 

Giê hát

3

 

giê i

4

h

 

5

 

i

6

 

ca

7

kh

 

8

 

e-lờ

9

m

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

g

giê

2

gh

Giê hát

3

gi

giê i

4

h

hát

5

i

i

6

k

ca

7

kh

ca hát (khờ)

8

l

e-lờ

9

m

e-mờ

Tiếng Việt lớp 3 trang 27 Câu 3: Tìm đường:

a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp thỏ tìm đường đến kho báu, biết rằng đường đến đó được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

Em đã lớn lên rồi trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1) 

b) Em chọn chữ (n hoặc ng) phù hợp với ô trống. Giúp gấu tìm đường về hang, biết rằng đường về hang được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n đứng cuối.

Em đã lớn lên rồi trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

a) Ta có các từ: hoa súng, cái xô, chim sáo, đĩa xôi, quả xoài, dòng sông, mầm xanh, quả sim.

Đường thỏ đến kho báu là: 

Em đã lớn lên rồi trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

b) Ta có các từ: hoa lan, cái thang, ngọn đèn, lá bàng, cái xẻng, cái bàn, măng cụt, con kiến

Đường gấu về hang là:  

Em đã lớn lên rồi trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 4)

Nói và nghe: Con đã lớn thật rồi trang 28

Tiếng Việt lớp 3 trang 28 Câu 1: Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại (diễn lại) câu chuyện Con đã lớn thật rồi!

a) Các vai:

Con đã lớn thật rồi trang 28 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

b) Cách thể hiện:

- Kể đúng lời của nhân vật; kết hợp nét mặt, cử chỉ, động tác. Có thể nói thành lời ý nghĩ, cảm xác của nhân vật.

- Người dẫn chuyện có thể dùng sách giáo khoa, các vai khác không dùng sách giáo khoa.

Tiếng Việt lớp 3 trang 28 Câu 2: Các nhóm thể hiện lại câu chuyện trước lớp. 

Trả lời:

Em dựa vào hướng dẫn và thực hành cùng các bạn tại lớp. 

Đọc: Bài tập làm văn trang 28, 29, 30

Bài tập làm văn

Bài tập làm văn trang 28, 29, 30 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất.”.

Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết: Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.”. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”.

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

(:) Ghép đúng: 

Bài tập làm văn trang 28, 29, 30 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc, tìm hiểu nghĩa của từ để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Ghép: a – 4, b – 2, c – 3, d – 1. 

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 29 Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm chi tiết Cô-li-a thể hiện sự lúng túng.  

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài là:

- Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết.

- Tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 29 Câu 2: Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn “Nhưng chẳng lẽ....” đến “... để mẹ đỡ vất vả.” Để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Việc Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được là: Giặt áo lót, áo sơ mi và quần.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 29 Câu 3: Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?

b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối của bài để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên vì Cô-li-a chưa bao giờ làm việc này.

b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ vì Cô-li-a nhận ra đấy là những việc bạn ấy viết trong bài tập làm văn. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 29 Câu 4: Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung bài đọc và suy nghĩ để đặt tên.  

Trả lời:

Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là: Giúp mẹ làm việc nhà. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 30 Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Ghép đúng: 

Bài tập làm văn trang 28, 29, 30 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép phân loại và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Ghép: a,b – 3, c – 1, d – 2.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 30 Câu 2: Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.

Mẫu: Em nói với bạn: “Bài toán này không khó đâu!” 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và dựa theo mẫu để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

- Em nói với bạn: “Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?”

- Em cười và nói với bạn rằng: “Cậu vẽ bức tranh này đẹp quá!” 

Góc sáng tạo: Ghi chép việc hằng ngày trang 30, 31

Tiếng Việt lớp 3 trang 30 Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

Ghi chép việc hằng ngày trang 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

a) Theo em, bạn Bống viết nhật kí để làm gì? Chọn ý đúng:

- Để ghi nhớ những việc cần làm, thay cho thời gian biểu.

- Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.

- Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn.

b) Đọc lại nhật kí một ngày của bạn Bống (thứ Hai hoặc thứ Năm) và cho biết: Ngày hôm đó có việc gì? Bống làm gì? Cảm nghĩ của Bống thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nhật kí và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

a) Bạn Bống viết nhật kí để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.

b)

- Thứ Hai: Bống được bố bạn ấy báo tin là cuối tuần cả nhà sẽ đi biển chơi. Bạn rất vui vì sắp được nhảy sóng, nằm trên phao và xây lâu đài cát. Bống chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em.

- Thứ Năm: Mẹ nhờ Bống chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em. Nhưng Bống đã chuẩn bị từ thứ Hai khi bố báo tin. Bống kiểm tra lại và thấy thiếu kinh bơi của em trai. Bống cảm thấy may vì đã tìm lại được kính bơi do em Tuấn nghịch rồi bỏ vào ngăn tủ. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 30 Câu 2: Dựa theo cách viết của bạn Bống, hãy viết một đoạn nhật kí về một việc đáng nhớ em đã làm hôm nay và cảm nghĩ của em.   

Phương pháp giải:

Em dựa vào cách viết của bạn Bống và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Thứ Bảy, 19 -2

Hôm nay là sinh nhật của mẹ. Mình đã làm một tấm thiệp để tặng cho mẹ. Khi cả nhà cùng quây quần thổi nến và cắt bánh sinh nhật, mình đã đưa tấm thiệp cho mẹ và nói: “Mẹ ơi! Con chúc mừng sinh nhật mẹ ạ!”. Mẹ rất ngạc nhiên, mẹ cười rất tười và nói cảm ơn mình. Thấy mẹ vui mình cũng vui.

Bài tham khảo 2:

Chủ Nhật, 20 – 2

Hôm nay cả nhà mình đi dã ngoại. Mẹ bảo: “Con giúp mẹ chuẩn bị quần áo và mũ cho hai chị em nhé!”. Mình đồng ý. Sau đó mình còn chuẩn bị đồ chống nắng cho cả nhà nên đã được mẹ khen. Mình rất vui! Chuyến đi dã ngoại cũng rất thú vị! 

Tiếng Việt lớp 3 trang 30 Câu 3: Giới thiệu và bình chọn đoạn nhật kí viết hay.  

Trả lời:

Em thực hiện hoạt động tại lớp.  

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Chào năm học mới

Bài 3: Niềm vui của em

Bài 4: Mái ấm gia đình

Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá