Trong cử sổ CSDL đang làm việc, để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế

358

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Tin học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tin học. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (Phần 2)

Câu 124Trong cửa sổ CSDL đang làm việc, để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Nháy nút Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 2) (ảnh 19), rồi nháy đúp Design View.

B. Nhấp đúp <tên bảng>.

C. Nháy đúp vào Create Table in Design View.

D. A hoặc C.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Lý thuyết Cấu trúc bảng

1. Các khái niệm chính

• Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới dạng các bảng, gồm có các cột và hàng.

• Bảng chứa dữ liệu toàn bộ CSDL cần khai thác.

Lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọn

Trường (field): Mỗi trường là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí

Ví dụ: trong bảng trên có các trường: HoDem, Ten, GT, …

• Bản ghi (record): Mỗi bản ghi là một hàng bao gồm dự liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lí.

Ví dụ: trong bảng trên, bản ghi thứ 3 có bộ dữ liệu là:

• {3, Nguyễn Hân, Nữ, 21/01/1991, là đoàn viên, Thái Bình, 2}

• Kiểu dữ liệu (Data Type): Là kiểu dữ liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu

• Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng trong Access:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọn

Kiểu dữ liệu Mô tả Kích thước lưu trữ
Text Dữ liệu kiểu văn bản gồn các kí tự 0 - 255 kí tự
Number Dữ liệu kiểu số 1,2,3,4 hoặc 8 byte
Date/Time Dữ liệu kiểu ngày giờ 8 byte
Currency Dữ liệu kiểu tiền tệ 8 byte
Autonumber Dữ liệu kiểu số đếm, tăng tự động cho bản ghi mới và thường có bước tăng là 1 4 hoặc 16 byte
Yes/no Dữ liệu kiểu boolean (lôgic) 1 bit
Memo Dữ liệu kiểu văn bản 0 - 65536 kí tự

2. Tạo và sửa cấu trúc bản

a) Tạo cấu trúc bảng

• 1. Nháy Create → Table Design

Lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọn

• 2. Sau khi thực hiện lệnh trên ta được giao diện như sau:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọn

• Cấu trúc của bảng thể hiện bởi các trường, mỗi trường có tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), mô tả trường (Descropition) và các tính chất của trường (Field Properties)

• Để tạo một trường, ta thực hiện:

   + 1. Gõ tên trường

   + 2. Chọn kiểu dữ liệu

   + 3. Mô tả nội dung

   + 4. Lựa chọn tính chất.

Các tính chất của trường:

• Field size: Cho phép đặt kích thước tối đa cho dữ liệu của trường với các kiểu text, number, autonumber;

• Format: Quy định cách hiển thị và in dữ liệu;

• Caption: thay tên trường bằng phụ đề dễ hiểu.

• Default value: Xác định giá trị ngầm định đưa vào khi tạo bản ghi mới;

• Để thay đổi tính chất của một trường:

   + 1. Nháy chuột vào dòng định nghĩa trường. Các tính chất của trường tương ứng sẽ xuất hiện trong phần Field Properties.

   + 2. Thực hiện các thay đổi cần thiết

Chỉ định khóa chính (Primary key)

• Khóa chính: giá trị của trường xác định duy nhất mỗi hàng trong bảng.

• Các thao tác thực hiện:

   + 1. Chọn trường làm khóa chính;

   + 2. Nháy nútLý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọnhoặc chọn lệnh Edit -> Primary key.

• Access hiển thị ký hiệu chiếc chìa khoá ở bên trái trường được chọn để cho biết trường đó được chỉ định làm khoá chính.

• Lưu ý:

   + Khoá chính có thể là một hay nhiều trường.

   + Nếu không chỉ định khóa chính, Access sẽ tự động tạo một trường khoá chính có tên ID với kiểu AutoNumber

Lưu cấu trúc của bảng

• 1. Chọn File chọn Save hoặc nháy chọn nút lệnhLý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọn

• 2. Gõ tên bảng vào ô Table Name trong hộp thoại Save As

• 3. Nháy nút OK hoặc ấn phím Enter

b) Thay đổi cấu trúc của bảng

Thay đổi thứ tự các trường:

• 1. Chọn trường muốn thay đổi vị trí, nháy chuột và giữ. Access hiển thị một đường nhỏ nằm ngang trên trường đã chọn

• 2. Di chuyển chuột, đường nằm ngang sẽ cho biết vị trí mới của trường

• 3. Thả chuột

Thêm trường

• 1. Chọn Insert → Rows

• 2. Gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định.

Xoá trường

• 1. Chọn trường muốn xoá

• 2. Chọn Edit → Delete Rows

Thay đổi khoá chính

• 1. Chọn trường muốn hủy khóa chính

• 2. Nháy nútLý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng hay, ngắn gọnhoặc chọn lệnh Edit → Primary Key

c) Xoá và đổi tên bảng

Xóa bảng

• 1. Chọn tên bảng

• 2. Chọn Edit → Delete

Đổi tên bảng

• 1. Chọn bảng

• 2. Chọn lệnh Edit → Rename

• 3. Gõ tên mới và nhấn Enter

Đánh giá

0

0 đánh giá