Máy tính là gì? 5 thành phần cơ bản của máy tính

186

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Tin học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tin học. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (Phần 2)

Câu 60Máy tính là gì? 5 thành phần cơ bản của máy tính

Lời giải:

*Máy tính là gì?

Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính là lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng máy tính, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi Email, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,…

*Hai yếu tố không thể thiếu của máy tính

Trước khi tìm hiểu về các loại máy tính khác nhau, Tino Group sẽ đề cập về hai yếu tố quan trọng mà bất kỳ máy tính nào cũng phải có, đó chính là: phần cứng và phần mềm.

- Phần cứng (Computer Hardware)

Bao gồm các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, nghĩa là người dùng có thể cầm nắm hoặc chạm vào. Đây còn là các thiết bị điện tử chính yếu để cấu tạo nên một chiếc máy tính. Chẳng hạn như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,…

- Phần mềm (Computer Software)

Bao gồm toàn bộ mã lập trình (Programming code) được cài đặt trong ổ cứng máy tính hoặc mainboard. Phần mềm có khả năng ra lệnh để máy tính thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

*5 thành phần cơ bản của máy tính

#1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Nếu máy tính được ví như cơ thể người thì CPU đóng vai trò là bộ não của máy tính. Chức năng của CPU là: xử lý dữ liệu, điều khiển thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

CPU được cắm trực tiếp với bo mạch, có khả năng giao tiếp với tất cả các thành phần khác của máy tính. Khi người dùng viết một dòng mã như: Python, Java C++,…, chúng sẽ được chia nhỏ thành hợp ngữ giúp bộ xử lý có thể hiểu được.

Một máy tính có thể hoạt động tốt phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU. Đơn vị đo tốc độ của CPU là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz).

#2. Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu CPU đóng vai trò là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có khả năng nối kết các linh kiện và các thiết bị bên ngoài theo một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của bo mạch chủ được chứa trong một chipset tích hợp. Đây là nơi các thiết bị đầu vào và ra được cấm vào. Ngoài ra, bo mạch chủ là nhân tố giúp máy tính điều khiển đường đi và tốc độ của dữ liệu. Đặc biệt, đây còn là thành phần quyết định tuổi thọ của máy tính.

#3. Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Đây được xem là thành phần cực kỳ “ám ảnh” đối với các game thủ vì chúng có khả năng giúp máy tính tạo ra những hình ảnh cao cấp nhất (hình ảnh trong các loại trò chơi điện tử).

Bên cạnh trò chơi điện tử, bộ xử lý đồ họa cũng rất có ích cho những nhà sáng lập mô hình 3D, thiết kế nội thất,… Tóm lại, thành phần này có chức năng xử lý tất tần tật những gì liên quan đến hình ảnh, video hiển thị trên màn hình.

#4. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

Thành phần này có khả năng thiết lập một không gian nhớ tạm giúp máy tính hoạt động. Mặc dù có tên gọi là bộ nhớ nhưng RAM sẽ không lưu trữ dữ liệu khi người dùng tắt máy. Vì vậy, RAM còn được gọi là bộ nhớ “dễ bay hơi”.

Vai trò của RAM là tạm ghi nhớ những nhiệm vụ cần làm để CPU xử lý nhanh hơn. Thông thường, tốc độ truy xuất trên RAM sẽ cao hơn so với ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác như: đĩa quang, thẻ nhớ.

Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của RAM là Gigabyte (GB), trong đó 1GB tương đương với 1 tr Byte. Những máy tính hiện đại có dung lượng ít nhất là 2 – 4GB RAM, các loại máy cao cấp hơn thì dung lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc hơn thế nữa.

Thành phần của RAM là những water silicon mỏng, được bao bọc bởi chip gốm và được gắn trên bảng mạch.

#5. Ổ cứng (HDD, SSD)

Thành phần cuối cùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính đó chính là ổ cứng. Đây được xem là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của người dùng. Những loại máy tính hiện đại sử dụng ổ đĩa cứng (HDD) hoặc ổ cứng thể rắn (SSD).

Khác với bộ nhớ tạm RAM, ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu dù bạn bật hay tắt máy tính. Khi máy tính khởi động, hệ điều hành và ứng dụng từ ổ cứng sẽ được chuyển sang bộ nhớ RAM để chạy.

Đơn vị đo dung lượng lưu trữ của ổ cứng là Gigabyte (GB). Thông thường, một ổ cứng có thể chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte (1.000GB).

Đánh giá

0

0 đánh giá