Với giải Câu hỏi trang 56 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Đạo đức kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu hỏi trang 56 KTPL 11: b) Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Lời giải:
- Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:
+ Luôn giữ chữ “tín”.
+ Thực hiện đúng những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên…
+ Tuân thủ pháp luật; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:
+ Gian dối, bội tín trong kinh doanh.
+ Không thực hiện những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
+ Dùng các hóa chất, phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.
+ Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: thông đồng với nhau để bán hạ giá, bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,…
+ Không đảm bảo tiền lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động; phân biệt đối xử giữa các nhân viên,…
+ Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như: trốn thuế; sản xuất hàng quốc cấm; làm ô nhiễm môi trường…
Lý thuyết Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh được biểu hiện ở việc giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm. Một số biểu hiện cụ thể của đạo đức kinh doanh:
+ Chủ thể sản xuất kinh doanh phải giữ chữ tín, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng; không quảng cáo cường điệu, sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa.
+ Chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,... ) theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
+ Chủ thể sản xuất kinh doanh tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm; không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, không thông đồng bán hạ giá, phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,...
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh;
+ Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
+ Phê phán những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 58 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:...
Luyện tập 5 trang 58 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi....
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: