Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 (Cánh diều): Quang hợp ở thực vật

7.3 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Video giải KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều

Mở đầu trang 90 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.1, cho biết thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ từ những nguyên liệu nào. Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Quá trình tổng hợp chất hữu cơ ở thực vật cần nguyên liệu là: nước (H2O), carbon dioxide (CO2), ánh sáng mặt trời (quang năng).

- Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình: Quang hợp.

1. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

Câu hỏi 1 trang 91 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.2, cho biết Các bộ phận của lá cây và chức năng của các bộ phận đó trong quá trình quang hợp.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 2)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 3)

Luyện tập 1 trang 91 KHTN lớp 7: Nếu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.

Trả lời:

Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh:

- Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

- Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

- Khí khổng phân bổ trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

- Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống là, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Vận dụng 1 trang 91 KHTN lớp 7: Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp

- Trong lục lạp chứa sắc tố quang hợp là diệp lục

- Tạo nên màu xanh của lá cây (cơ quan quang hợp)

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 5)

Ta quan sát thấy thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa diệp lục.

Kết luận: Các cây có lá tiêu giảm hay biến đổi chúng sẽ sử dụng bộ phận khác để quang hợp đó là: Thân cây

Trả lời:

Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.

Thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp).

2. Quá trình quang hợp

Câu hỏi 2 trang 91 KHTN lớp 7: Cho biết các chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong quang hợp ở thực vật.

Phương pháp giải: 

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 6)

Vận dụng 2 trang 91 KHTN lớp 7: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự Sống trên Trái Đất

Phương pháp giải:

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khi carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen. Những sinh vật (tự dưỡng) có lục lạp chứa diệp lục (bào quan quang hợp) sẽ có khả năng quang hợp.

Trả lời:

Ý nghĩa của quá trình quang hợp:

- Là nguồn cung cấp oxy số một trong khí quyển.

- Quá trình quang hợp ở thực vật cũng là nguồn cung cấp quan trọng cho các nguyên liệu ngành công nghiệp và dược liệu.

- Góp phần tạo nên mối quan hệ dinh dưỡng (năng lượng) giữa thực vật, con người và động vật.

- Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết sự sống trên Trái đất.

- Đóng vai trò là quá trình cung cấp năng lượng chính cho hầu hết các cây cối và thực vật.

Vận dụng 3 trang 91 KHTN lớp 7: Những sinh vật nào có thể quang hợp?

Trả lời:

Những sinh vật (tự dưỡng) có lục lạp chứa diệp lục (bào quan quang hợp) sẽ có khả năng quang hợp.

3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Câu hỏi 3 trang 92 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.3, mô tả mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp ở lá cây.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Trả lời:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Câu hỏi 4 trang 92 KHTN lớp 7: Viết sơ đồ dạng chữ thể hiện mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào lá cây.

Phương pháp giải:

Quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 8)

Luyện tập 2 trang 92 KHTN lớp 7: Cho các cụm từ: năng lượng ánh sáng, năng lượng hoá. học Hãy chọn cụm từ thích hợp với các dấu hỏi (?) trong bảng 18.1.

Bảng 18.1.Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp ở tế bào là cây.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 9)

Phương pháp giải:

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khi carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Trả lời:

Bảng 18.1.Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp ở tế bào là cây.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 10)

Lý thuyết KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật

I. VAI TRÒ CỦA LÁ CÂY VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP

- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:

+ Lá cây dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Tế bào lá có nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục giúp hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

+ Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

- Hầu hết các loại lá cây đều có bản dẹt nhưng có một số loài cây có lá dạng hình kim như cây thông, cây tùng,... Một số cây có lá bị tiêu biến (như xương rồng,…) quá trình quang hợp diễn ra tại các cơ quan khác như thân, cành,…

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Xương rồng có quá  trình quang hợp diễn ra ở thân, cành

II. QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra khí oxygen. Quang hợp diễn ra ở các tế bào có diệp lục.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Quang hợp ở thực vật

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Nguyên liệu của quá trình quang hợp: nước, khí carbon dioxide, ánh sáng.

+ Sản phẩm của quá trình quang hợp: chất hữu cơ (đường glucose, tinh bột,…) và khí oxygen. Oxygen giải phóng ra ngoài có nguồn gốc từ nước; đường glucose có các nguyên tố chính là C, H, O trong đó C và O có nguồn gốc từ carbon dioxide, H có nguồn gốc từ nước.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG QUANG HỢP

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau:

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi tới lục lạp ở lá, được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ ở lá.

- Vật chất từ môi trường bên ngoài (nước, khí carbon dioxide) được vận chuyển đến lục lạp ở lá qua quá trình biến đổi hóa học tạo thành các chất hữu cơ và oxygen.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Bài 21: Hô hấp tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá