Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao

368

Với giải Luyện tập 3 trang 43 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Lạm phát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 6: Lạm phát

Luyện tập 3 trang 43 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:

(1) Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc;

(2) Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;

(3) Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Câu hỏi:

a) Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng lượng tiền mặt trong lưu thông?

b) Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện (trong giai đoạn 2008 - 2009) đã làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

♦ Yêu cầu b) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2009 đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Cụ thể: đưa mức lạm phát từ 19,89% vào năm 2008 xuống còn 6,52% vào năm 2009.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong điều kiện lạm phát thấp,

A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.

C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.

D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.

Đáp án đúng là: A

Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

Câu 2. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lamh phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011.

Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011.

A. Lạm phát vừa phải.

B. Lạm phát phi mã.

C. Siêu lạm phát.

D. Lạm phát nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến lạm phát?

A. Chi phí sản xuất tăng cao.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Đáp án đúng là: C

- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Chi phí sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế,…) tăng cao.

+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Đánh giá

0

0 đánh giá