Với giải Câu hỏi 1 trang 23 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Thất nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 4: Thất nghiệp
Video bài giải KTPL 11 Bài 4: Thất nghiệp - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 23 KTPL 11: Trong gia đình anh M, ai là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được? Ai là người tự nguyên thất nghiệp?
Thông tin 1. Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản tại tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi, cơ cấu sử dụng rô-bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh là kĩ sư công nghệ thông tin cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Lời giải:
- Trong gia đình anh M:
+ Anh M và bố của anh là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
+ Vợ anh M là người tự nguyện thất nghiệp (biểu hiện ở việc: vợ anh M đã xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh, nhưng do mức lương thấp và không đúng với chuyên môn của mình, nên vợ anh M không muốn đi làm).
Lý thuyết Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp
a) Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm
b) Các loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
+ Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng:
• Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.
• Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải.
+ Thất nghiệp chu kì: thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế:
• Thất nghiệp chu kì ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái;
• Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng.
- Phân loại theo tính chất:
+ Thất nghiệp tự nguyện: xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 22 KTPL 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi 1 trang 24 KTPL 11: Chị Y và nhóm bạn thất nghiệp do những nguyên nhân nào?...
Luyện tập 1 trang 27 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau đây? Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 28 KTPL 11: Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh