Sách bài tập KTPL 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

1.9 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 4: Thất nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 4: Thất nghiệp

Câu 1 trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thất nghiệp là

A. tình trạng của những người lao động đang chuẩn bị đi tìm kiếm việc làm.

B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.

C. người lao động không đi tìm việc làm mà trông chờ vào Nhà nước và các tổ chức xã hội.

D. người lao động không đủ sức khoẻ để làm việc và đang tìm một việc làm khác phù hợp hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

b) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc phân loại thất nghiệp thường dựa trên cơ sở nào?

A. Lí do thất nghiệp.

B. Sự tác động của các yếu tố khách quan.

C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.

D. Sự tác động của thất nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

c) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thể hiện:

A. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vị trí trung tâm.

B. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định trong hệ thống chính trị

C. Nhà nước có khả năng và điều kiện tạo việc làm cho tất cả những người bị thất nghiệp.

D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

d) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Để dự báo tình hình thất nghiệp, Nhà nước đã làm gì?

A. Đào tạo lại nguồn nhân lực.

B. Hoàn thiện khung pháp lí về lao động, việc làm.

C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.

D. Giúp người dân nhận thức được các loại hình thất nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11:Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:

a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.

b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.

c. Người đi du học mới về nước chưa tìm được việc làm.

Lời giải:

a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình vẫn được coi là thất nghiệp. Do họ tự nguyện không đi làm nên đây là trường hợp thất nghiệp tự nguyện.

b. Đây là trường hợp thất nghiệp cơ cấu.

c. Đây là trường hợp thất nghiệp tạm thời.

Câu 3 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể sau:

a. Thấy chị gái sau mấy năm học đại học nhưng xin việc mãi không được nên C không thi đại học mà đăng kí học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để nhanh chóng tìm được việc làm.

b. Hội khuyến học xã T thường xuyên liên lạc với các doanh nhân thành đạt trong xã để giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

c. Thấy lao động trong xã rơi vào tình trạng thất nghiệp thời vụ, ông H - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã - đã chủ động liên hệ với công ty mây tre đan xuất khẩu của tỉnh và chính quyền địa phương để tạo việc làm cho người dân.

Lời giải:

a. Bạn C không nên đưa ra quyết định như vậy mà phải căn cứ vào năng lực và sở thích của bản thân, nghiên cứu thị trường lao động để thi vào trường đại học phù hợp với khả năng và xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động để nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

b. Việc làm của hội khuyến học xã T là một kênh thông tin quan trọng để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho học sinh, sinh viên tại địa phương.

c. Ông H đã chủ động liên kết với công ty mây tre đan xuất khẩu của tỉnh và chính quyền địa phương để tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp thời vụ cho người dân. Đây là một việc làm tốt cần được nhân rộng.

Câu 4 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:

a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.

b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp để tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.

Lời giải:

a. Việc xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nhưng sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương do xã A đã tổ chức dạy nghề không căn cứ vào nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp ở địa phương gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước và thời gian của nhân dân, cần kiểm điểm và quy trách nhiệm cho những cá nhân làm sai.

b. Đây là nhận thức sai lầm của một số người dân, chúng ta cần phải truyền, vận động thay đổi nhận thức của họ.

Câu 5 trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy xử lí các tình huống sau:

a) trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính đã 2 năm nhưng anh K vẫn chưa xin được việc làm đúng với chuyên môn của mình. Tham gia phiên giao dịch việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, anh K cũng không tìm được việc làm, trong khi đó Công ty Y đang cần một nhân viên văn phòng và mời anh đến làm việc.

Theo em, anh K có nên làm nhân viên văn phòng tại Công ty Y hay không? Vì sao?

Lời giải:

Anh K nên tìm thông tin về thị trường lao động và xu hướng phát triển của thị trường lao động để tìm được việc làm theo đúng chuyên môn và sở thích của mình.

b) trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị Đ thi 2 năm vẫn trượt đại học nên đã xin bố mẹ thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng làm thủ tục xuất khẩu lao động qua sự môi giới của công ty xuất khẩu lao động.

Em sẽ có lời khuyên như thế nào đối với chị Đ?

Lời giải:

Xuất khẩu lao động cũng là một trong những giải pháp để tạo việc làm, giải nh quyết thất nghiệp. Do vậy, muốn đi xuất khẩu lao động, chị Đ nên tìm hiểu kĩ về thủ tục, hồ sơ xuất khẩu lao động qua các nguồn thông tin chính thống như Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các én cơ sở tuyển dụng lao động xuất khẩu được Nhà nước cấp phép,... bàn bạc với bố mẹ để có phương án giải quyết tốt nhất.

Câu 6 trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc mỗi người cần tạo ra thể một việc làm cho chính mình.

Lời giải:

Trong xã hội đương đại ngày nay, có một xu hướng mà tôi tin rằng mỗi người cần phải tạo ra một việc làm cho chính mình. Điều này ý nghĩa vô cùng quan trọng và có thể mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội chung. Ở thế giới hiện tại, việc tìm kiếm công việc ổn định trở nên khó khăn và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi nền kinh tế không ngừng tiến bộ và công nghệ phát triển, thì nhu cầu về lao động cũng không còn như trước. Điều này có nghĩa là chúng ta nên phải làm việc chăm chỉ và sáng tạo hơn để có thể tự tạo cho mình một công việc. Tạo ra một việc làm cho chính mình không chỉ mang lại sự tự do và độc lập tài chính mà còn cho phép chúng ta theo đuổi đam mê và ước mơ của mình. Không còn phụ thuộc vào người khác để có công việc, chúng ta có thể tự quyết định con đường sự nghiệp của mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách khai thác các kỹ năng và tài năng của mình, tìm kiếm cơ hội sáng tạo và phát triển ý tưởng riêng. Tuy nhiên, tạo ra một việc làm cho chính mình không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và sự đầu tư cao. Bắt đầu kinh doanh hay xây dựng một dự án riêng không có gì là đảm bảo thành công. Thậm chí, thất bại có thể xảy ra trên con đường này. Tuy nhiên, điều quan trọng là tôi không bao giờ từ bỏ và tìm cách vượt qua khó khăn.

Qua suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân, tôi đã nhận ra rằng việc tạo ra một việc làm cho chính mình là chìa khóa để tiếp cận sự tự do và hạnh phúc. Điều này tạo ra cơ hội và định hướng cho cuộc sống, đồng thời giúp ta thấy được giá trị của công việc và cống hiến của chính mình. Hãy bắt đầu và lan tỏa năng lượng tích cực và sự sáng tạo trong mọi việc mình làm, và chắc chắn kết quả tốt sẽ đến với chúng ta.

Câu 7 trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu những ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tạo việc làm cho bản thân và gia đình.

Lời giải:

- Quán café mèo

- Café takeway

- Thiết kế và bán sản phẩm handmade

- Mở một tiệm giặt là

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Lạm phát

Bài 4: Thất nghiệp

Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Lý thuyết KTPL 11 Bài 4: Thất nghiệp

1. Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp

a) Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp | Kinh tế Pháp luật 11

b) Các loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp được phân loại như sau:

- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:

+ Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng:

• Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.

• Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải.

+ Thất nghiệp chu kì: thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế:

• Thất nghiệp chu kì ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái;

• Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng.

- Phân loại theo tính chất:

+ Thất nghiệp tự nguyện: xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.

+ Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp | Kinh tế Pháp luật 11

2. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

- Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:

+ Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu kỹ năng làm việc,...

+ Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp | Kinh tế Pháp luật 11

3. Hậu quả của thất nghiệp

- Thất nghiệp để lại những hậu quả nặng nề đối với mỗi cá nhân, với nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội:

+ Đối với người bị thất nghiệp: thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp: thất nghiệp tăng cao dẫn đến nhu cầu xã hội bị giảm sút, hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.

+ Đối với nền kinh tế: thất nghiệp tăng gây lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,...

+ Đối với chính trị - xã hội: thất nghiệp gia tăng làm cho hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát sinh nhiều, gây ra những xáo trộn trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng lần công, bãi công, biểu tình,... tăng lên.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp | Kinh tế Pháp luật 11

4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

+ Thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như: Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động; Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động; Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá