Em hãy tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát và chia sẻ cùng các bạn

802

Với giải Vận dụng trang 25 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường - Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 25 KTPL 11: Em hãy tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát và chia sẻ cùng các bạn.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Nỗ lực kiểm soát và kiềm chế lạm phát của nhà nước Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022

- Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị.

- Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của lạm phát đến phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, một số chính sách rất hiệu quả như:

+ Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022;

+ Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022;

+ Giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022;

+ Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu;

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động;

+ Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

- Nhờ những giải pháp đồng bộ ấy, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,87%. Tính riêng trong quý III/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Giao thông tăng 10,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,03%; giáo dục tăng 1,84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%.

- Như vậy, có thể thấy: các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành của nhà nước đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 2. Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi

A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).

B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.

D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Đáp án đúng là: B

Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3. Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Đáp án đúng là: A

Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.

Đánh giá

0

0 đánh giá