Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định in trời sáng tạo, nào sau đây? Vì sao

430

Với giải Luyện tập 1 trang 24 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 24 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định in trời sáng tạo, nào sau đây? Vì sao?

a. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.

b. Khi lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua đồng tiền giảm.

c. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

d. Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.

e. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình. Vì: lạm phát được xác định là sự tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền. Nếu mức giá chung của nền kinh tế chỉ tăng trong một thời điểm ngắn, không liên tục thì không được xác định là lạm phát.

- Ý kiến b. Đồng tình, vì: một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do lượng tiền lưu thông trong nước tăng.

- Ý kiến c. Không đồng tình, Vì: để kiểm soát và kiềm chế lạm phát, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc: đảm bảo mức cung tiền tệ hợp lí; giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất… Mặt khác, đối tượng chi trả thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng, không phải là doanh nghiệp.

- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: khi giá cả hàng hóa, dịch vụ không ngừng tăng, thì tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với người nghèo mức độ ảnh hưởng của lạm phát sẽ nặng nề hơn, do họ không có nhiều tài sản tích lũy.

- Ý kiến e. Không đồng tình, vì: chỉ số CPI 774% thuộc loại hình lạm phát phi mã; siêu lạm phạt khi chỉ số CPI từ 1000% trở lên.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 2. Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi

A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).

B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.

D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Đáp án đúng là: B

Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3. Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Đáp án đúng là: A

Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.

Đánh giá

0

0 đánh giá