Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước

551

Với giải Luyện tập 3 trang 25 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 3 trang 25 KTPL 11: Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước và có nhận xét gì về việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D trong trường hợp sau:

Trường hợp. Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất - kinh doanh thông qua chính quyền địa phương. Huyện D nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã nhanh chóng tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.

Lời giải:

- Nhận xét:

+ Nhà nước đã có chính sách tích cực và kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt và khai thác hải sản trên vùng biển xa bờ. Chính sách này đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, từ đó, góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện D đã thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của nhà nước.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 2. Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi

A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).

B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.

D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Đáp án đúng là: B

Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3. Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Đáp án đúng là: A

Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.

Đánh giá

0

0 đánh giá