Độ dốc của đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở liên quan đến điện trở như thế nào

665

Với giải Câu hỏi 2 trang 97 Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm

Câu hỏi 2 trang 97 Vật Lí 11: Độ dốc của đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở liên quan đến điện trở như thế nào?

Lời giải:

Độ dốc của đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở cho biết giá trị điện trở lớn hay nhỏ. Độ dốc càng lớn thì điện trở càng nhỏ, độ dốc nhỏ thì điện trở lớn.

Lý thuyết Điện trở

1. Thí nghiệm

2. Định nghĩa điện trở

· Điện trở R là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của vật dẫn.

 

R=UI

Trong đó:

- U là hiệu điện thế, đơn vị là vôn (V)

- I là cường độ dòng điện, đơn vị là ampe (A)

- R là điện trở, đơn vị là (Ω)

· Một số bội số của ôm:

1kΩ=1000Ω

1MΩ=1000kΩ=1000000Ω

3. Đường đặc trưng vôn – ampe

- Đường đặc trưng vôn – ampe là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa hiệu điện thế đặt vào và dòng điện chạy qua linh kiện đang xét.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm

- Đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở là hàm bậc nhất, có đồ thị là một đường thẳng xuất phát từ gốc toạ độ. Công thức biểu diễn là: I = kU, với k là hằng số không đổi gọi là độ dẫn điện.

- Đồ thị có độ dốc càng lớn thì có điện trở R càng nhỏ.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm

Đánh giá

0

0 đánh giá