Tài liệu soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài hay nhất
* Trước khi đọc
Ngữ văn lớp 11 trang 132 Tập 1
Trả lời:
- Đúng như vậy, giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó mang đến cho cuộc sống những thông điệp và tư tưởng tích cực về cuộc sống, con người, thể hiện tương quan mối quan hệ giữa nghệ thuật, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của con người.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc
1. Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật?
- Vũ Như Tô: cảm thấy bất ngờ về việc mình xây Cửu Trùng Đài lại là sai. Ông khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì nên tội nên không phải chạy trốn.
- Đan Thiềm: luôn tỏ ra lo lắng, khuyên Vũ Như Tô nên trốn đi.
2. Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì?
- Vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà dân gian đói kém, vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm than. Người dân không cần Cửu Trùng Đài.
3. Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu.
- Bối cảnh: nhân dân nổi lên (tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiền chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí).
4. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyễn Vũ xuất hiện.
- Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng. vì lo cho Vũ Như Tô nên khuyên ông hãy chạy đi, nàng khuyên ông hãy chạy đi để bảo toàn tính mạng.
- Vũ Như Tô bình tĩnh vì vẫn tin bản thân mình không làm gì sai, bản thân luôn quang minh chính đại, làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích chung, không lý gì lại phải chạy trốn.
5. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III.
- Sự kiện được miêu tả trong lớp III: Trịnh Duy Sản làm phản, cái chết của Hoàng Thượng và Nguyễn Vũ.
6. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV.
- Sự kiện được miêu tả trong lớp IV: Tình thế nguy ngập: được tin vua chết, Nguyễn Hoằng Dụ kéo quân đốt phá kinh thành, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
7. Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập.
- Vũ Như Tô: Phản đối việc đốt phá Cửu Trùng Đài
- Bọn nội giám: Phản đối việc để Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô
8. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
- Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
- Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
9. Chú ý hành động của đám cung nữ và quân nổi loạn.
- Đám cung nữ: quỳ xuống van xin, đổ mọi tội lỗi cho Đan Thiềm.
- Quân nổi loạn: bắt lũ cung nữ.
10. Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật?
- Vũ Như Tô: Không sợ chết, không chịu khuất phục trước quân nổi loạn.
- Đan Thiềm: Quỳ lạy, van xinh Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.
11. Chú ý sự đối lập trong lời thoại, hành động của Vũ Như Tô và đám quân sĩ.
- Vũ Như Tô: Khẳng định mình không có tội, việc xây dựng Cửu Trùng Đài là để làm đẹp cho đất nước.
- Đám quân sĩ: Cho rằng hành động và lời nói của Vũ Như Tô là điên rồ, người ta oán trách Vũ Như Tô vì xây dựng mà mẹ mất con, vợ mất chồng…
12. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô khi biết Cửu Trùng Đài bị đốt cháy.
- Vũ Như Tô đau đớn, tiếc nuối, xót xa khi nhìn thấy Cửu Trùng Đài đang cháy rụi trước mắt.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản đề cập đến những xung đột, tích cách, diễn biến tâm trạng và bị kịch của Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm trong đoạn trích. Đồng thời thông qua văn bản tác giả muốn thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Ngữ văn lớp 11 trang 132 Tập 1
Trả lời:
Các sự kiện chính trong đoạn trích:
- Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn, vì mọi người cho rằng ông chính là thủ phạm khiến mọi người oán giận, còn ông cảm thấy bản thân không làm gì nên tội.
- Trịnh Duy Sản mưu với lũ Lê Quảng Đô, Trịnh Tri Sâm lập vua khác.
- Hoàng Thượng qua đời, Nguyễn Vũ cũng tự tử.
- Được tin vua chết, Nguyễn Hoằng Dụ kéo quân đốt phá kinh thành, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
- Đan Thiềm tiếp tục khuyên Vũ Như Tô chạy trốn, Vũ Như Tô tin bản thân mình trong sạch.
- Quân khởi loạn bắt đám cung nữ, Đan Thiềm cầu xin cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không chịu khuất phục, không sợ chết trước quân khởi loạn.
- Vũ Như Tô vĩnh biệt Đan Thiềm và Cửu Trùng Đài.
- Vũ Như Tô đau đớn, xót xa khi nhìn Cửu Trùng Đài cháy.
=> Các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, xoay quanh cuộc đời Vũ Như Tô.
Trả lời:
- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Phản ứng, hành động của các nhân vật:
+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
=> Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.
Trả lời:
Xung đột chính của kịch: Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:
+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
=> Dựa vào ngôn ngữ, hành động của các nhân vật để xác định xung đột của kịch.
Trả lời:
Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.
- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.
- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.
- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.
Trả lời:
* Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài:
- Cửu Trùng Đài là một công trình kiến trúc tuyệt tác.
+ Được xây bằng tài hoa tuyệt đỉnh của Vũ Như Tô - được xây dựng bằng tâm huyết của Vũ Như Tô: với ông thì Cửu Trùng Đài là phần tâm hồn, là sinh mệnh.
+ Được xây dựng bằng khát vọng cao đẹp, lý tưởng đẹp, tình tri kỉ.
- Cửu Trùng Đài còn là hiện thân cho cái đẹp xa hoa, đi ngược lại với lợi ích của người lao động.
+ Với vua: Cửu Trùng Đài thể hiện quyền lực, là chốn ăn chơi.
+ Với VNT: Cửu Trùng Đài là mộng lớn.
+ Với Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là “niềm kiêu hãnh nước nhà”
+ Với nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu.
- Cửu Trùng Đài là hiện thân cho số phận mong manh của cái đẹp
* Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy phản ứng khác nhau của các nhân vật: Vũ Như Tô đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn. Ông “rú lên” kinh hoàng, tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!… Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Còn về phía nhân dân, họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài bị cháy.
Trả lời:
- Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử. Tác giả muốn khuyên người đọc cần quan sát thật kỹ để có những sáng tác nghệ thuật phù hợp về mọi mặt. Đừng nên quá u mê, mê muội mà quên mất giá trị thực tế của cuộc sống. Không thể vì theo đuổi những nghệ thuật vĩ đại, cao siêu mà quên đi dẫm đạp lên lợi ích của người khác.
Câu 7 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”
Lời đề tựa này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với các nhân vật? Thái độ đó được biểu hiện như thế nào qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?
Trả lời:
- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:
+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.
+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.
- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.
- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.
* Kết nối đọc – viết
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cùng với bi kịch của Vũ Như Tô đã nhắc nhở mỗi chúng ta về ước mơ chân chính trong cuộc sống. Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”. Ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. Nếu không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Vĩnh biệt cửu trùng đài viết về thời nhà Lê, có vua Lê Tương Dực nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Vũ Như Tô một kiến trúc sư có đức và có tài. Tại kinh thành Thăng Long vua ra lệnh cho Vũ Như Tô phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi. Vũ Như Tô từ chối mặc dù vua dọa giết chết vì làm trái lệnh. Biết tin có binh biến, bạo loạn nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự thấy mình không có tội. Cuối cùng, khi Đan Thiềm bị bắt, quân khởi loạn đốt Cửu Trùng đài, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ, vĩnh biệt Cửu trùng đài.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sống, hay không sống – đó là vấn đề