Ngữ văn lớp 11 trang 132 Tập 1 Kết nối tri thức

116

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 132 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Vĩnh biệt cửu trùng đài giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Câu hỏi (trang 132 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Phải chăng giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống?

Trả lời:

C1:

- Đúng như vậy, giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó mang đến cho cuộc sống những thông điệp và tư tưởng tích cực về cuộc sống, con người, thể hiện tương quan mối quan hệ giữa nghệ thuật, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của con người.

C2:

Giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống. Nghệ thuật nếu tách rời đời sống của con người sẽ trở thành một tác phẩm vô nghĩa. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của con người.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

C1:

- Vũ Như Tô: cảm thấy bất ngờ về việc mình xây Cửu Trùng Đài lại là sai. Ông khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì nên tội nên không phải chạy trốn.

- Đan Thiềm: luôn tỏ ra lo lắng, khuyên Vũ Như Tô nên trốn đi.

C2:

Thái độ của các nhân vật: ngạc nhiên, ấm ức với hành động của quần chúng nhân dân:

- Vũ Như Tô: cảm thấy bất ngờ về việc mình xây Cửu Trùng Đài laaji là sai. Ông khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì nên tội nên không phải chạy trốn.

- Đan Thiềm: luôn tỏ ra lo lắng, khuyên Vũ Như Tô nên trốn đi. 

2. Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì?

C1:

- Vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà dân gian đói kém, vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm than. Người dân không cần Cửu Trùng Đài.

C2:

Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I: Vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà dân gian đói kém, vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm than. Người dân không cần Cửu Trùng Đài.

3. Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu.

- Bối cảnh: nhân dân nổi lên (tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiền chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí).

4. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyễn Vũ xuất hiện.

C1:

- Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng. vì lo cho Vũ Như Tô nên khuyên ông hãy chạy đi, nàng khuyên ông hãy chạy đi để bảo toàn tính mạng.

- Vũ Như Tô bình tĩnh vì vẫn tin bản thân mình không làm gì sai, bản thân luôn quang minh chính đại, làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích chung, không lý gì lại phải chạy trốn.

C2:

Khi Nguyễn Vũ xuất hiện, Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không vì: Trong tình thế lúc này, Vũ Như Tô vẫn tin bản thân mình không làm gì sai, bản thân luôn quang minh chính đại, làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích chung, không lý gì lại phải chạy trốn. Còn Đan Thiềm, nàng biết rõ tình thế hiện tại ra sao, vì lo cho Vũ Như Tô nên khuyên ông hãy chạy đi, nàng khuyên ông hãy chạy đi để bảo toàn tính mạng.

5. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III.

- Sự kiện được miêu tả trong lớp III: Trịnh Duy Sản làm phản, cái chết của Hoàng Thượng và Nguyễn Vũ.

6. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV.

- Sự kiện được miêu tả trong lớp IV: Tình thế nguy ngập: được tin vua chết, Nguyễn Hoằng Dụ kéo quân đốt phá kinh thành, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.

7. Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập.

- Vũ Như Tô: Phản đối việc đốt phá Cửu Trùng Đài

- Bọn nội giám: Phản đối việc để Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô

8. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

- Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

- Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

9. Chú ý hành động của đám cung nữ và quân nổi loạn.

- Đám cung nữ: quỳ xuống van xin, đổ mọi tội lỗi cho Đan Thiềm.

- Quân nổi loạn: bắt lũ cung nữ.

10. Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật?

- Vũ Như Tô: Không sợ chết, không chịu khuất phục trước quân nổi loạn.

- Đan Thiềm: Quỳ lạy, van xinh Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

11. Chú ý sự đối lập trong lời thoại, hành động của Vũ Như Tô và đám quân sĩ.

- Vũ Như Tô: Khẳng định mình không có tội, việc xây dựng Cửu Trùng Đài là để làm đẹp cho đất nước.

- Đám quân sĩ: Cho rằng hành động và lời nói của Vũ Như Tô là điên rồ, người ta oán trách Vũ Như Tô vì xây dựng mà mẹ mất con, vợ mất chồng…

12. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô khi biết Cửu Trùng Đài bị đốt cháy.

- Vũ Như Tô đau đớn, tiếc nuối, xót xa khi nhìn thấy Cửu Trùng Đài đang cháy rụi trước mắt.

Đánh giá

0

0 đánh giá