Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau

872

Trả lời Câu 5 trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Vĩnh biệt cửu trùng đài giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Câu 5 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy?

Trả lời:

* Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài:

- Cửu Trùng Đài là một công trình kiến trúc tuyệt tác.

+ Được xây bằng tài hoa tuyệt đỉnh của Vũ Như Tô - được xây dựng bằng tâm huyết của Vũ Như Tô: với ông thì Cửu Trùng Đài là phần tâm hồn, là sinh mệnh.

+ Được xây dựng bằng khát vọng cao đẹp, lý tưởng đẹp, tình tri kỉ.

- Cửu Trùng Đài còn là hiện thân cho cái đẹp xa hoa, đi ngược lại với lợi ích của người lao động.

+ Với vua: Cửu Trùng Đài thể hiện quyền lực, là chốn ăn chơi.

+ Với VNT: Cửu Trùng Đài là mộng lớn.

+ Với Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là “niềm kiêu hãnh nước nhà”

+ Với nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu.

- Cửu Trùng Đài là hiện thân cho số phận mong manh của cái đẹp

* Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy phản ứng khác nhau của các nhân vật: Vũ Như Tô đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn. Ông “rú lên” kinh hoàng, tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!… Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Còn về phía nhân dân, họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài bị cháy.

Đánh giá

0

0 đánh giá