Soạn bài Dương phụ hành | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11

5.8 K

Tài liệu soạn bài Dương phụ hành Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Dương phụ hành hay nhất

* Trước khi đọc

Ngữ văn lớp 11 trang 107 Tập 1

Câu hỏi 1 (trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy?

Trả lời:

- Theo em, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có phản ứng tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá xứ sở mới.

Câu hỏi 2 (trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.

Trả lời:

- Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: người đàn ông nước ngoài ăn phở Việt Nam. Họ không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không học được. Vì thế, bác đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách nước ngoài.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.

- Áo trắng phau

- tựa vai chồng

- kéo áo, rì rầm nói chuyện

- tay cầm cốc sữa

- uốn éo.

2. Hình dung về nhân vật trữ tình

- Nhân vật trữ tình dường như cảm thấy bất ngờ về hành động âu yếm, có chút lả lơi ở chốn đông người của người thiếu phụ bởi đây là cảnh cực kỳ hiếm thấy ở phương Đông. Người phương Đông thường rất coi trọng lễ nghi và để ý của người khác, những hành động như vậy thường được cho là khiếm nhã. Bởi vậy khi nhìn thấy hành động âu yếm của người thiếu phụ với chồng khiến ông không khỏi bất ngờ, kinh ngạc.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sự thay đổi cái nhìn của một vị quan phương Đông, vốn là một người cổ hủ, khắt khe nhưng lại có cái nhìn tinh tế, phóng khoáng của khi thấy cảnh tình tự, âu yếm của một đôi vợ chồng trẻ Tây dương.

Soạn bài Dương phụ hành | Ngắn nhất Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Ngữ văn lớp 11 trang 109 Tập 1

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Đều là thể thơ tự do

+ Đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ.

- Khác nhau:

+ Bản dịch thơ: Ngữ điệu mang tính nhạc điệu hơn, chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác.

+ Bản nguyên tác: Ngữ điệu thơ mang tính chất của một câu chuyện kể, từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ còn gây khó hiểu.

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.

Trả lời:

- Thời gian: buổi tối

- Không gian: trên một chiếc thuyền sang trọng dưới bóng trăng thanh

- Sự việc: Người phụ nữ Tây phương tựa vai người chồng trong đêm trăng thâu tíu tít trò chuyện, thân mật.

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

Trả lời:

- Các chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây: nàng mặc áo trắng, tựa vào vai chồng, kéo chồng thì thầm nói, tay cầm một cốc sữa, nũng nịu đòi chồng đỡ dậy.

- Các đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật này:

Tất cả những chi tiết đó làm nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ đang làm nũng với chồng của mình. Nàng muốn được chồng yêu mến, chiều chuộng và cảm thấy hạnh phúc khi làm những hành động đấy.

= > Đây cũng là cách tác giả muốn nói đến người phương Tây, họ luôn cởi mở, phóng khoáng và không e ngại khi làm những hành động như vậy ở nơi công cộng bởi theo họ vợ chồng yêu nhau là việc hết sức bình thường.

Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

Trả lời:

Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:

- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”

→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm

- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”

→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình

- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”

Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào

- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”

→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình

- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”

→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.

Câu 5 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này?

Trả lời:

- Tâm trạng của nhân trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết chính là nỗi nhớ khi xa quê, xa gia đình. Thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn mới rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó.

Câu 6 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?

Trả lời:

- Qua bài thơ, người đọc thấy được tâm hồn đa sầu, đa cảm và những suy nghĩ tiến bộ của nhà thơ. Tác giả thể tâm hồn phóng khoáng, thấu hiểu và mong muốn có một gia đình ấm no, hạnh phúc, tác giả cũng được khai sáng hơn sau chuyến đi này, mở ra một góc nhìn thoáng hơn, tiến bộ hơn.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.

Đoạn văn tham khảo

Đọc tác phẩm “Dương phụ hành” ta thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Với người Phương Đông, khi thấy hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng thì cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái lại, tác giả thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.

Tóm tắt tác phẩm Dương phụ hành

Tóm tắt tác phẩm Dương phụ hành - Mẫu 1

Toàn bộ bức tranh được nhà thơ khắc họa đầy gợi cảm và ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, từ những cử chỉ, hành động đầy thân mật, đáng yêu của đôi vợ chồng người Phương Tây. Và dù khoảnh khắc ấy đã được Cao Bá Quát quan sát và miêu tả lại một cách rất thực, rất sinh động nhưng dường như những chi tiết ấy chỉ đóng vai trò trong việc dồn nén cảm xúc để rời khi tới dòng thơ cuối cùng, người thi sĩ ấy đã chẳng thể kìm hãm sự rối bời và nỗi thống khổ được nữa, thốt lên một lời tự than:

Biết đâu nỗi khách biệt li này!

Tóm tắt tác phẩm Dương phụ hành - Mẫu 2

Dương Phụ Hành là một tác phẩm của nhà thơ Cao Bá Quát, được viết trong chuyến công cán tại Inđônêxia. Trong tác phẩm này, nhà thơ miêu tả hình ảnh của một người phụ nữ Tây phương với những nét đẹp mới lạ và đặc biệt mà ông đã gặp gỡ và quan sát trong chuyến đi đó. Hình ảnh người phụ nữ trong Dương Phụ Hành được miêu tả như một người đàn bà yêu kiều, duyên dáng và tinh tế. Nhà thơ đã bắt gặp những hành động của cô, từ việc nghiêng mình làm nũng để đòi sự yêu thương và chiều chuộng từ người chồng của mình đến việc chăm sóc và quan tâm đến người khác. Điều này cho thấy sự tình cảm, sự nhân ái và tính cách đáng yêu của người phụ nữ Tây phương. Nhà thơ Cao Bá Quát đã ghi lại tất cả những chi tiết ấy để rồi miêu tả cảnh tượng ấy một cách khách quan và chân thật. Ông đã tận dụng trí tưởng tượng và sự nhạy cảm của mình để thể hiện được những nét đẹp và tính cách đặc trưng của người phụ nữ Tây phương.

Tóm tắt tác phẩm Dương phụ hành - Mẫu 3

Tác phẩm Dương Phụ Hành của nhà thơ Cao Bá Quát được viết ra trong khoảng thời gian ông có dịp cùng phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán ở bên Inđônêxia. Ban đầu, ý định của chuyến đi này là để "lấy công chuộc tội". Tuy nhiên, trên hành trình đi công cán, nhà thơ Cao Bá Quát đã được trò chuyện và tiếp xúc với những người châu Âu, qua đó tiếp thu những kiến thức của một nền văn minh mới lạ. Trong suốt chuyến đi này, Cao Bá Quát đã phát hiện ra nhiều nét mới mà rất đáng yêu của người phụ nữ nơi Tây phương xa xôi. Nhà thi sĩ đã chú ý đến hình ảnh của một người phụ nữ Tây Dương - người mà ông miêu tả rất sinh động và quyến rũ. Cao Bá Quát đã bằng đôi mắt tinh tế cùng ngòi bút tài hoa của mình quan sát và ghi lại tất cả những chi tiết của người phụ nữ này, từ những hành động nghiêng mình làm nũng để đòi sự yêu thương, chiều chuộng, chăm sóc từ người chồng của mình, đến sự duyên dáng và dễ thương của cô ấy. 

Nội dung chính tác phẩm Dương phụ hành

Tác giả khắc họa chân dung người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt. Trong chuyến đi này, ông có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, thấy nhiều điều mới lạ.

Video bài giảng Ngữ văn 11 Dương phụ hành - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lời tiễn dặn

Dương phụ hành

Thuyền và biển

Thực hành tiếng Việt trang 112

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Đánh giá

0

0 đánh giá