Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau

5.7 K

Với giải Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Thiên nhiên châu Phigiúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí 7: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?

b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất vào những tháng nào. 

- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất.

Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Dựa vào hình 9.2 để xác định các trạm khí tượng Be-ta và Kêp-tao thuộc đới khí hậu nào.

- Quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tại 2 trạm khí tượng hình 9.4 để nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của từng trạm khí tượng theo các tiêu chí trong đề bài.

Trả lời:

a. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

- Trạm Ba-ta thuộc đới khí hậu xích đạo.

- Trạm Kêp-tao thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

Nguyên nhân: nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ lớn lượng mưa trung bình năm thấp.

b. Nhiệt độ, lượng mưa tại các trạm khí tượng

Tiêu chí

Trạm Ba-ta

Trạm Kêp-tao

Nhiệt độ

   

Nhiệt độ tháng cao nhất

26oC (tháng 2)

20oC (tháng 1, 2)

Nhiệt độ tháng thấp nhất

24oC (tháng 7)

11oC (tháng 7)

Tổng lượng mưa năm

2 234 mm

615 mm

Tháng có lượng mưa cao nhất

Tháng 10 (460 mm)

Tháng 6 (80 mm)

Tháng có lượng mưa thấp nhất

Tháng 7 (20 mm)

Tháng 11 (30 mm)

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hoang mạc Xa-ha-ra phân bố ở?

A. Nam Phi.

B. Bắc Phi.

C. Trung Phi.

D. Tây Nam Châu Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở Bắc Phi (lược đồ hình 9.1 Bản đồ tự nhiên châu Phi- SGK trang 128).

Câu 2. Phía đông Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Phi được bao bọc bởi Ấn Độ Dương ở phía đông… (SGK - trang 129).

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản của châu Phi?

A. Khoáng sản rất phong phú và đa dạng.

B. Khoáng sản rất ít.

C. Nhiều loại có trữ lượng lớn.

D. Phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoáng sản: châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản nên nói “khoáng sản rất ít” là không đúng (SGK - trang 129).

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 128 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 130 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 7Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.

Luyện tập 2 trang 132 Địa Lí 7: Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều.

Vận dụng 3 trang 132 Địa Lí 7Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá