Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi

5.1 K

Với giải Câu hỏi trang 131 Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Thiên nhiên châu Phigiúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục d (Các môi trường tự nhiên).

Trả lời:

Đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm.

- Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

* Môi trường nhiệt đới

-  Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo

- Sinh vật: phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Càng về phía chí tuyến thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi.

- Sông ngòi: lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa .

- Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

* Môi trường hoang mạc 

- Phạm vi: chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.

- Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

* Môi trường cận nhiệt 

- Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. 

- Thảm thực vật là cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

- Mạng lưới sông ít phát triển.

Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

- Chủ yếu là núi và cao nguyên (cao trung bình 750 m), có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.

- Địa hình châu Phi thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc.

- Đồng bằng thấp ở ven biển, ít núi cao.

- Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, kim cương, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um, mangan...Nhiều khoáng sản quý và có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới. Khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở một số quốc gia châu Phi.

b. Khí hậu

- Châu Phi là châu lục có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, phần lớn lãnh thổ nằm trong các đới nóng:

+ Đới khí hậu xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng 250C, mưa quanh năm, lượng mưa lớn

+ Đới khi hậu cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa khá lớn, càng về hai chí tuyến lượng mưa càng giảm và thời gian khô hạn càng tăng

+ Đới khí hậu nhiệt đới: mang tích chật lục địa rất nóng, khô thay đổi theo mùa trong năm. Nhiều nơi ở các hoang mạc, nhiệt độ trung bình mùa hè trên 400C, lượng mưa dưới 25mm/năm, có nơi không có mưa.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng 500mm/năm, số ngày mưa ít.

c. Sông và hồ

- Châu Phi có mạng lưới sông ngòi phân bố không đều. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. Ở các hoang mạc sông chỉ có dòng chảy vào mùa mưa. Ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn.

- Các sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be-di, Ni-giê...Các sông lớn ở châu Phi phần lớn đổ nước vào các biển và vịnh biển thuộc Đai Tây Dương.

- Các hồ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi. Hồ Vic-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy là những hồ có diện tích lớn trên thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hồ Victoria – Viên ngọc của châu Phi

d. Các môi trường tự nhiên

- Ngoài môi trường cận nhiệt đới thuộc đới ôn hòa, phần lớn thiên nhiên châu Phi thuộc đới nóng.

+ Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Giới sinh vật phong phú đặc trưng là rừng thường xanh. Sông ngòi dày đặc nhiều nước quanh năm. Đất đai màu mỡ.

+ Môi trường nhiệt đới: phân bố 2 bên môi trường xích đạo. Càng về chí tuyến thảm thực vật chuyển từ rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai. Nước sông thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu.

+ Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở chí tuyến. Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

+ Môi trường cận nhiệt: chiếm 1 phần nhỏ ở phía bắc và phía nam Phi. Thực vật là rừng lá cứng để hạn chế thoát hơi nước. Mạng lưới sông ít phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 128 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 130 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 7Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí 7: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

Luyện tập 2 trang 132 Địa Lí 7: Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều.

Vận dụng 3 trang 132 Địa Lí 7Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá