Với giải Vận dụng trang 15 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Video bài giải KTPL 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường - Kết nối tri thức
Vận dụng trang 15 KTPL 11: Em hãy viết bài kể về một trải nghiệm đã phân tích quan hệ cung - cầu để đưa ra quyết định mua sắm một hàng hóa và rút ra bài học đối với bản thân.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Trải nghiệm: vào dịp 3/3, trên sàn thương mại điện tử Shoppee có chương trình khuyến mại, các nhãn hàng đều đồng loạt thực hiện giảm giá sản phẩm. Điều này đã kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Bản thân em cũng mua được nhiều sản phẩm hàng chính hãng với giá rẻ hơn.
- Bài học:
+ Nắm rõ các khung giờ vàng khuyến mại giảm giá (sale) của các nhãn hàng.
+ Thu thập càng nhiều Voucher càng tốt.
+ Tham khảo, tìm hiểu kĩ về các mặt hàng từ trước, chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và chú ý đến chất lượng sản phẩm;
+ Chỉ mua hàng trong giới hạn chi tiêu nhất định, tránh tình trạng thấy hàng hóa rẻ mà mua nhiều, dẫn đến lãng phí.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
A. Giá cả hàng hóa, dịch vụ.
B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
D. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
Đáp án đúng là: C
- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;
+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;
+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;
+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...
- Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung.
Câu 2. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân của người dân tăng lên. Điều này làm cho cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế gặp khó khăn do tác động của thiên tai và sự bất ổn của thị trường thế giới, nền kinh tế rơi vào suy thoái. Hệ quả là nhiều người mất việc làm, mức thu nhập trung bình giảm xuống. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các hàng hoá, dịch vụ.
A. Thu nhập của người tiêu dùng.
B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
D. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
Đáp án đúng là: A
Nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là: thu nhập của người tiêu dùng. Cụ thể:
+ Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên => cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên.
+ Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống => người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các sản phẩm => cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cũng giảm xuống.
Câu 3. Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề: lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
A. Mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu.
B. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu trên thị trường.
C. Quy mô dân số là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến lượng cầu.
D. Giá bán sản phẩm không ảnh hưởng gì đến lượng cầu hàng hóa.
Đáp án đúng là: B
- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;
+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;
+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;
+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ, thị trường...
- Nhận định “mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu” không chính xác, vì: nhu cầu của người dân thì rất nhiều, nhưng chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới được coi là cầu.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 11 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi 3 trang 12 KTPL 11: Em hãy kể thêm những nhân tố khác ảnh hưởng đến cung....
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường