Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình

750

Với giải Câu hỏi trang 153 Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 11: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Câu hỏi trang 153 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.

Dựa vào thông tin mục 3 hình 11.5 và kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm địa hình

Trả lời:

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

- Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

a) Địa hình

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo: Nước ta có hệ thống đảo ven bờ tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) là các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất. Ở phía bắc, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

b) Khí hậu

- Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bề mặt nước trung bình năm trên 23°C, biên độ nhiệt độ nhỏ hơn trên đất liền.

- Hướng gió thay đổi theo mùa, gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, lượng mưa trên biển nhỏ hơn trên đất liền, nhưng các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta chịu nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... hàng năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

c) Hải văn

- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32%% – 33%%, có biến động theo mùa và khu vực.

- Dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa, về hướng chảy và cường độ. Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam xuất hiện các vùng nước trồi, vận động thẳng đứng và cung cấp dinh dưỡng cho sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng, bao gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Độ cao triều thay đổi tùy đoạn bờ biển.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá