Cho bảng số liệu sau: Xác định vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun

4.8 K

Với giải Luyện tập 1 trang 116 Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Thiên nhiên châu Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á

Luyện tập 1 trang 116 Địa Lí 7: Cho bảng số liệu sau:

 (ảnh 1)

a. Xác định vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon) trên hình 5.2.

b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở hai trạm khí tượng.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 5.2 để xác định vị trí hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon).

- Dựa vào bảng số liệu để nhận xét nhiệt độ (nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất, biên độ nhiệt năm) và lượng mưa (tổng lượng mưa năm, các tháng mưa nhiều, các tháng mưa ít) ở hai trạm khí tượng.

Trả lời:

a. Vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon)

- Trạm khí tượng E Ri-at nằm ở khu vực Tây Á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô.

- Trạm khí tượng Y-an-gun nằm ở khu vực Đông Nam á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa hai trạm khí tượng

- Trạm khí tượng E Ri-at:

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 33,5oC (tháng 7, 8).

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất 14,2oC (tháng 1).

=> Biên độ nhiệt năm lớn (19,3oC).

Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm rất thấp, chỉ đạt 97 mm.

+ Các tháng có mưa: tháng 11 - 5 (nhưng không tháng nào lượng mưa vượt quá 20 mm).

+ Các tháng gần như không có mưa: tháng 6 - 10.

- Trạm khí tượng Y-an-gun:

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 30,4oC (tháng 4).

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất 25,1oC (tháng 1).

=> Biên độ nhiệt năm nhỏ (5,3oC).

Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm rất lớn, đạt 3039 mm.

+ Các tháng mưa nhiều: tháng 4 -9.

+ Các tháng mưa ít: tháng 10 - 3.

=> Sự phân chia thành 2 mùa mưa và khô rất rõ rệt.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về địa hình châu Á?

A. Địa hình châu Á rất đa dạng.

B. Có núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.

C. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh mẽ.

D. Cao nguyên và đồng bằng nhỏ hẹp.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới (SGK - trang 113)

Câu 2. Địa hình có nhiều hệ thống núi, cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới là địa hình của châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Phi.

D. Châu Mỹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Á có nhiều hệ thống núi, cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới là địa hình của châu lục nào (SGK - trang 113).

Câu 3. Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm mấy phần diện tích lãnh thổ châu Á?

A. 1/2.

B. 2/3.

C. 2/4.

D. 3/4.

Đáp án: D

Giải thích:

Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích lãnh thổ (SGK - trang 113).

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 111 Địa Lí 7Dựa vào hình 5.1 và  thông tin trong bài, em hãy:..

Câu hỏi trang 112 Địa Lí 7Dựa vào hình 5.1 và  thông tin trong bài em hãy:..

Câu hỏi trang 113 Địa Lí 7Dựa vào hình 5.2 và  thông tin trong bài, em hãy:..

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 7Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy:..

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 7Dựa vào hình 5.1, hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:..

Vận dụng 2 trang 116 Địa Lí 7Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:..

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá