Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.5, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển ngành dịch vụ

2.1 K

Với giải Câu hỏi trang 56 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi trang 56 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.5, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.

Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.5 hãy trình bày và giải thích tình hình (ảnh 1)

Lời giải:

- Dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường. Phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%).

- Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Giao thông vận tải: các loại hình giao thông vận tải rất đa dạng, mạng lưới giao thông rộng khắp, các phương tiện vận tải được nâng cấp và đổi mới.

+ Bưu chính viễn thông đang phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Quy mô ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhiều nước đang chú trọng áp dụng khoa học - công nghệ, đổi mới phương tiện, phương thức vận chuyển…nhằm hội nhập với kinh tế thế giới.

+ Du lịch: đang phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước. Các nước có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhiều di sản UNESCO, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng…

+ Thương mại: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của khu vực, tổng giá trị hàng hóa - dịch vụ xuất - nhập khẩu tăng nhanh từ 2887,5 tỉ USD năm 2015 lên 3202,9 tỉ USD năm 2020.

+ Tài chính ngân hàng: đang được mở rộng, từng bước hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác sâu rộng với thế giới. Xin-ga-po là trung tâm tài chính ngân hàng lớn hàng đầu trên thế giới.

Lý thuyết Kinh tế

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

- Trước đây, phần lớn các nước Đông Nam Á đều là những nước nông nghiệp. 

- Đến cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã tiến hành đổi mới kinh tế; nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong kinh tế châu Á và thế giới.

- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh, đạt mức 3083,3 tỉ USD (năm 2020). Trong đó, In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. 

+ Giai đoạn 2010 - 2015, đạt khoảng 5,5%

+ Giai đoạn 2015 - 2020, đạt khoảng 4 - 5%.

- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

2. Các ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp: diện tích đất trồng trọt lớn, có đất fe-ra-lit và đất phù sa với độ phì cao, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn lao động đông và giàu kinh nghiệm,...

- Nền nông nghiệp nhiệt đới khá phát triển và chiếm vị trí quan trọng. Tỉ trọng đóng góp của ngành này còn khá cao trong GDP (năm 2020 là 11,8 %). 

- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất,….

- Nông nghiệp phát triển đã góp phần giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm, tạo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, giải quyết việc làm và tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu,...

♦ Một số ngành tiêu biểu

- Ngành trồng trọt:

+ Giữ vai trò chủ đạo (chiếm 70 % tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, năm 2020).

+ Cơ cấu cây trồng rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Năng suất cây trồng khá cao, đóng góp quan trọng trong an ninh lương thực của khu vực và thế giới, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Đặc điểm phân bố:

▪ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin…

▪ Đông Nam Á là khu vực trồng nhiều cao su, cà phê, cọ dầu và dừa… Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam…; Cà phê được trồng nhiều ở Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam…; Dừa được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam…. Ngoài ra, các nước trong khu vực còn trồng chè, hồ tiêu, điều, lạc, đậu tương, mía, dâu tằm,...

▪ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Một số loại cây ăn quả nhiệt đới chủ yếu của khu vực này là: xoài, chôm chôm, chuối, sầu riêng, nhãn, vải,... 

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Chăn nuôi: 

+ Phát triển khá nhanh dựa vào lợi thế của các đồng cỏ tự nhiên và nguồn thức ăn từ lương thực; sự phát triển của ngành chăn nuôi đã góp phần giải quyết tốt vấn đề thực phẩm của khu vực và tạo mặt hàng xuất khẩu.

+ Vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là: lợn, trâu, bò,... Các nước nuôi nhiều là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin….

+ Ngày nay, ngành chăn nuôi đang có nhiều đổi mới, thay đổi về hình thức chăn nuôi, chuyên môn hóa trong sản xuất, áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ, đa dạng sản phẩm chế biến,... để mang lại hiệu quả cao.

- Lâm nghiệp:

+ Ngành lâm nghiệp được chú trọng phát triển ở nhiều nước trong khu vực.

+ Các nước có độ che phủ rừng cao là: Lào, Việt Nam, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a,...

+ Năm 2020, sản lượng gỗ tròn của khu vực đạt hơn 300 triệu m3.

+ Tuy nhiên, việc khai thác rừng không hợp lí làm cho diện tích rừng bị suy giảm, các nước Đông Nam Á phải đưa ra nhiều biện pháp để tăng diện tích rừng trồng và bảo vệ rừng, hạn chế khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.

- Thuỷ sản: 

+ Phát triển với tốc độ khá nhanh ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tỉ trọng đóng góp trong GDP tăng nhanh. Sự phát triển của ngành này đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu, mang lại doanh thu cao cho nhiều nước. Năm 2020, khu vực Đông Nam Á đóng góp 25 % tổng sản lượng thuỷ sản thế giới; 4 nước có sản lượng thuỷ sản lớn là: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam.

Đánh bắt thuỷ sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ nên năng suất và sản lượng ngày càng cao.

+ Nuôi trồng thuỷ sản: do có các lợi thế về diện tích đất mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,… nên nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh; chủ yếu là nuôi cá, tôm và một số đặc sản. Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng phải đối mặt với một số vấn đề như: bảo vệ môi trường; giữ vững diện tích rừng ngập mặn; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững….

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

b) Công nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp như: nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn,...

- Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh và đóng góp ngày càng cao trong GDP. Năm 2020, ngành này đóng góp khoảng 35,2 % GDP của khu vực và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Sự phát triển của ngành công nghiệp đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực theo hướng: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành quan trọng như: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực là: Xin-ga-po, Băng cốc, Ma-ni-la, Thành phố Hồ Chí Minh,....

- Ngày nay, các nước Đông Nam Á đang hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, sử dụng ít nguyên liệu, tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo,... nhằm tiến tới tăng trưởng xanh trong công nghiệp.

♦ Một số ngành tiêu biểu

- Công nghiệp cơ khí

+ Đây là ngành công nghiệp rất quan trọng, là động lực cho sự phát triển kinh tế.

+ Cơ khí chế tạo máy được phát triển ở nhiều nước như: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. Sản phẩm của ngành này là: ô tô, tàu biển, máy nông nghiệp,.... 

+ Cơ khí lắp ráp được phát triển ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,...

+ Để phát triển ngành công nghiệp cơ khí, các nước đã tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, tận dụng công nghệ hiện đại trên thế giới, tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

- Công nghiệp điện tử - tin học

+ Phát triển với tốc độ nhanh, là ngành mũi nhọn của nhiều nước.

+ Các sản phẩm của ngành này rất đa dạng để phục vụ nền kinh tế trong nước và xuất khẩu như: thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử,...

+ Các nước có công nghiệp điện tử - tin học phát triển là: Xin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,... 

+ Hiện nay, ngành này thu hút mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thế giới.

- Công nghiệp thực phẩm

+ Đóng vai trò chủ đạo, mang lại giá trị cao và đóng góp đáng kể vào GDP của nhiều nước.

+ Ngành này phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động đông và thị trường tiêu thụ lớn của khu vực. 

+ Sản phẩm của ngành rất đa dạng như: thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sấy khô,... Trong đó, các loại thuỷ sản đông lạnh đang là mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

+ Các nước có ngành này phát triển là: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,...

+ Ngày nay, nhiều nước đang đầu tư công nghệ, đổi mới mẫu mã, đa dạng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

+ Phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á do phù hợp với trình độ lao động của người dân.

+ Dệt - may, da - giày là hai ngành chiếm vị trí quan trọng, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp cao vào GDP của khu vực.

+ Các nước có ngành này phát triển là: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,...

+ Ngày nay, nhiều nước đã đầu tư công nghệ, tăng cao tỉ lệ tự động hóa, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản

+ Là ngành công nghiệp truyền thống và cơ bản của các nước trong khu vực; phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 

+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên ở In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Việt Nam...; khai thác than ở In-đô-nê-xi-a; Việt Nam…; khai thác thiếc ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan…; khai thác đồng ở Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,…

- Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn có nhiều điều kiện thuận lợi và tập trung phát triển một số ngành công nghiệp khác như: công nghiệp điện lực, luyện kim, hóa chất,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

c) Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển chung

- Dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường.

- Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7 %).

- Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng.

- Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực quản lí, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Các nước có ngành dịch vụ phát triển là: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...

♦ Một số ngành tiêu biểu:

- Giao thông vận tải

+ Có vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực và các vùng lãnh thổ trên thế giới,...

+ Các loại hình giao thông vận tải rất đa dạng như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không…

+ Mạng lưới giao thông đã mở rộng khắp khu vực.

+ Các phương tiện vận tải được nâng cấp và đổi mới về trang thiết bị. 

+ Giao thông đường biển và đường hàng không được chú trọng để kết nối các nước trong khu vực và thế giới. Dự án Đường ô tô và Đường sắt xuyên Á đang được triển khai xây dựng sẽ là cầu nối quan trọng của nhiều nước. Đường sông cũng được khai thác để chuyên chở hàng hóa và phát triển du lịch như sông Mê Công. Dự án Hành lang Đông - Tây sẽ tăng khả năng lưu thông của khu vực với bên ngoài. Các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực là: Xin-ga-po, Băng Cốc, Cua-la-lăm-pơ,...

- Bưu chính viễn thông

+ Đang phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa và nhu cầu ngày càng cao của người dân.

+ Quy mô của ngành này ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

+ Hiện nay, nhiều nước đang chú trọng áp dụng khoa học - công nghệ, đổi mới về phương tiện, phương thức vận chuyển, đổi mới thiết bị viễn thông,... để hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới.

- Du lịch

+ Đang phát triển với tốc độ rất nhanh và trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước.

+ Đông Nam Á là khu vực có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhiều di sản đã được UNESCO ghi danh; nhiều bãi biển đẹp…

+ Các nước có doanh thu du lịch hằng năm ở mức cao là: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Thương mại: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực. Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh; năm 2015 đạt khoảng 2887,5 tỉ USD; năm 2020 đạt 3202,9 tỉ USD.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Hoạt động ngoại thương

▪ Một số mặt hàng xuất khẩu như: sản phẩm cây công nghiệp; lúa gạo; sản phẩm điện tử, viễn thông; hàng tiêu dùng; sản phẩm công nghiệp chế biến;... 

▪ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng, nhiên liệu, thực phẩm.

▪ Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của các nước Đông Nam Á ngày càng được mở rộng ở nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới. Trong đó, thị trường xuất nhập khẩu phát triển nhất là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ,...

Hoạt động nội thương góp phần thúc đẩy tiêu dùng, tái sản xuất, lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người dân,... với hình thức và sản phẩm ngày càng đa dạng. 

▪ Bên cạnh hình thức chợ quê, cửa hàng bán lẻ, ngày nay các trung tâm thương mại, siêu thị đã có mặt ở hầu khắp khu vực.

▪ Hình thức thương mại điện tử đang phát triển mạnh.

▪ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của khu vực.

- Tài chính ngân hàng: 

+ Đang được mở rộng, từng bước hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác sâu rộng với thế giới.

+ Nhiều tổ chức ngân hàng tài chính lớn trên thế giới đã đặt trụ sở ở một số nước Đông Nam Á.

+ Xin-ga-po là trung tâm tài chính ngân hàng lớn hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá