Với giải Luyện tập 1 trang 8 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Video bài giải SGK Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Cánh diều
Luyện tập 1 trang 8 Địa Lí 11: Lập bảng tóm tắt sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Lời giải:
Phương diện |
Nhóm nước phát triển |
Nhóm nước đang phát triển |
|
Kinh tế |
Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế |
- Quy mô kinh tế lớn. - Đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu. - Tốc tộ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. |
- Quy mô kinh tế nhỏ hơn. - Đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu. - Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. |
Cơ cấu kinh tế |
- Công nghiệp hóa từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. - Phát triển nền kinh tế tri thức, ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất trong GDP. |
- Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
|
Trình độ phát triển kinh tế |
- Trình độ phát triển kinh tế cao. - Tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao. |
- Trình độ phát triển kinh tế còn thấp. - Một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao. |
|
Xã hội |
Dân cư và đô thị hóa |
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. - Nhiều quốc gia có cơ cấu dân số già. - Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm, tỉ lệ dân thành thị cao. - Chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao. |
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao, xu hướng giảm. - Cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già. - Nhiều nước tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa nhanh. - Chất lượng cuộc sống ở mức cao và trùng bình, một số nước vẫn ở mức thấp. |
Giáo dục và y tế |
- Hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình người dân cao. |
- Hệ thống giáo dục và y tế nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của nhóm người từ 25 tuổi trở lên tăng và tuổi thọ trung bình của người dân tăng. |
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước phát triển?
A. GNI bình quân đầu người cao.
B. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.
C. Chỉ số phát triển con người cao.
D. Còn có nợ nước ngoài nhiều.
Chọn D
Các nước phát triển thường có GNI (thu nhập bình quân) cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều (lớn) và chỉ số phát triển con người (HDI) cao hoặc rất cao.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. GNI bình quân đầu người thấp.
B. Chỉ số phát triển con người thấp.
C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ.
D. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ.
Chọn D
Các nước đang phát triển hiện nay thường nợ nước ngoài nhiều, các chỉ số về HDI, GNI thường thấp và đầu tư ra nước ngoài nhỏ.
Câu 3. Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc
A. chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.
B. tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao.
C. công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh.
D. tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao.
Chọn A
Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới, có đóng góp lớn vào GDP của thế giới.
Video bài giảng Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy:...
Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy:,,,
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế