Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8, hãy: Xác định vị trí

713

Với giải Câu hỏi 1 trang 104 Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Địa hình Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 104 Địa Lí 8: Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8, hãy: Xác định vị trí và phạm vi các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ

Xác định vị trí và phạm vi các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ

Trả lời:

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, là: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh; Đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Đồng bằng Nam - Ngãi; Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa; Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.

Lý thuyết Các khu vực địa hình

a) Địa hình đồi núi

Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Vùng Đông Bắc

+ Vùng Đông Bắc nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh. Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đối phát triển mở rộng (như ở Phú Thọ, Bắc Giang).

+ Vùng Đông Bắc có những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long, với địa hình các-xtơ phổ biến.

- Vùng Tây Bắc

+ Địa hình vùng núi Tây Bắc cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 – 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Nhiều dãy núi cao và cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh, xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ.

- Vùng Trường Sơn Bắc

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, độ cao trung bình 1.000 m, và có nhiều nhánh núi đám ngang ra biến chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Vùng Trường Sơn Nam

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc, với dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m)....

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán binh nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, cao tới 200 m.

b) Địa hình đồng bằng

Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15 000 km, lớn thứ hai nước ta, do phù sa của sông Hồng bồi đắp.

+ Nhân dân xây dựng hệ thống đê chống lũ dọc theo bờ sông, tạo thành những ô trũng trong đồng bằng.

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Là đồng bằng lớn nhất nước ta, diện tích trên 40.000 km, được bồi đắp bởi phù sa sông Mê Công.

+ Phần thượng châu thổ tương đối bằng phẳng, phần hạ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.

+ Mùa lũ, nhiều vùng đất trũng như Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bị ngập úng sâu. Có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo để tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung

+ Tổng diện tích khoảng 15 000 km2; bị các nhánh núi đậm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá có diện tích 3 100 km.

+ Đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, ít màu mỡ hơn so với đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều cồn cát.

c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta dài 3.260 km, gồm bờ biển bồi tụ (tại châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) với bãi bùn rộng và rừng cây ngập mặn phát triển, và bờ biển mài mòn (tại vùng chân núi và hải đảo) khúc khuỷu với nhiều vịnh, vũng nước sâu và bãi cát.

- Thềm lục địa tại Bắc Bộ và Nam Bộ nông và mở rộng, trong khi ở miền Trung sâu hơn và thu hẹp.

 Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Địa hình Việt Nam (ảnh 1)

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá