Vở thực hành Địa Lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam | Giải VTH Địa Lí 8 Kết nối tri thức

3.9 K

Với giải Vở thực hành Địa Lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Địa Lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Địa Lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

A. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1 trang 7 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trang 97,99 VTH Địa Lí 8 KNTT hãy nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Lời giải:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

- Địa hình có hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

- Địa hình chịu tác động mạnh của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và của con người

Câu 2 trang 7 vở thực hành Địa Lí 8: Nối ô bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp

Nối ô bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp trang 7 vở thực hành Địa Lí 8

Lời giải:

Nối ô bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp trang 7 vở thực hành Địa Lí 8

Câu 3 trang 8 vở thực hành Địa Lí 8: Quan sát hình 2.1 (trang 98 VTH Địa Lí 8 KNTT) hãy kể tên các dãy núi có hướng Tây Bắc Đông nam, và hướng vòng cung ở Việt Nam

Hướng

Tên dãy núi

Tây bắc- Đông Nam

 

Vòng Cung

 

 

Lời giải:

Hướng

Tên dãy núi

Tây bắc- Đông Nam

- Hoàng Liên Sơn, Pu sar Sao và Pu Đen Dinh,….

Vòng Cung

- Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm , Đông Triều…

Câu 4 trang 8 vở thực hành Địa Lí 8: Kể tên các bậc địa hình ở nước ta

Lời giải:

Các bậc địa hình ở nước ta là:

- Địa hình đồi núi

- Địa hình đồng bằng

- Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Câu 5 trang 8 vở thực hành Địa Lí 8: Địa hình nước ta chịu tác động mạnh của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hình nước ta?

Lời giải:

Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện bằng sự xâm thực rất mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

- Địa hình xâm thực mạnh ở đồi núi:

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ đất bị sói mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+ Ở vùng đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô...

+ Các vùng thềm phù sa bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Câu 6 trang 8 vở thực hành Địa Lí 8: Hãy lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta

Lời giải:

Một số ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình:

- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm  mất các ngọn núi, quả đồi  địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh) .

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.

Câu 7 trang 8 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục a (trang 100,101 SGK) hãy nêu những đặc điểm chung của khu vực địa hình đồi núi của nước ta

Lời giải:

- Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc: vùng núi này là những cánh cung  nuí lớn: cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều

- Địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc:  địa hình tây bắc bị chia cắt mạnh . Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng , thung lũng cacxto.

- Địa hình vùng Trường Sơn Bắc: kéo dài khoảng 600km  từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. Đây là vùng có độ cao trung bình khoảng 1000m.

- Địa hình vùng Trường Sơn Nam: địa hình chủ yếu là các khối cao nguyên , đại hình có hướng vòng cung , hai sườn đông và tây trường sơn nam không đối xứng.

Câu 8 trang 9 vở thực hành Địa Lí 8: Hoàn thành bảng so sánh vùng núi đông bắc và tây bắc

Vùng

Đông bắc

Tây bắc

Phạm vi

 

 

Độ cao trung bình

 

 

Hướng

 

 

Các dãy núi chính

 

 

Lời giải:

Vùng

Đông bắc

Tây bắc

Phạm vi

Nằm ở phía bờ trái của sông Hồng

Nằm giữa sông Hồng và Sông Cả

Độ cao trung bình

Dưới 1000m

1000-2000m

Hướng

Vòng cung

tây bắc -đông nam

Các dãy núi chính

sông gâm, ngân sơn, bắc sơn, đông triều

Trường Sơn bắc, Trường Sơn nam,…

Câu 9 trang 9 vở thực hành Địa Lí 8: Quan sát hình 2.6 VTH hãy cho biết

- Phạm vi của vùng núi trường sơn Bắc

- Tên của một số dãy núi ở vùng trường sơn bắc

- Hướng chủ yếu của vùng trường sơn bắc

- Tên của  một số đỉnh núi ở vùng trường sơn bắc

- Phạm vi của vùng núi trường sơn nam

- Các bộ phận cấu thành vùng núi trường sơn nam

- Tên các cao nguyên vùng núi  trường sơn nam

- Tên một số đỉnh núi ở vùng núi trường sơn nam

Lời giải:

- Phạm vi của vùng núi trường sơn Bắc: nam sông Cả đế dãy Bạch Mã

- Tên của một số dãy núi ở vùng trường sơn bắc: dãy Giăng Mai, Dãy Hoành Sơn

- Hướng chủ yếu của vùng trường sơn bắc: tây bắc-đông nam

- Tên của  một số đỉnh núi ở vùng trường sơn bắc : Pu xai leng

- Phạm vi của vùng núi trường sơn nam: phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên

- Các bộ phận cấu thành vùng núi trường sơn nam: là các khối núi cao nằm ở phía bắc và phía nam. Chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên với đồng bằng

- Tên các cao nguyên vùng núi  trường sơn nam: Cao nguyên Lâm Viên, Cao nguyên Mơ Nông

- Tên một số đỉnh núi ở vùng núi trường sơn nam: Núi Ngọc Linh, Núi Kon Ka Kinh, Chư Yang Sin

Câu 10 trang 9 vở thực hành Địa Lí 8: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đạon thông tin về đặc điểm địa hình của Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông Hồng

Đồng bằng Sông Hồng có diện tích …….., lớn…….nước ta , được hình thành do chủ yếu của phù sa của…….. bồi đắp. Dọc theo các bờ sông , nhân dân ta đã xây dựng……..chống lũ, đồng bằng bị chia cắt tạo thành……., khu vực trong đê không còn được……….

Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích…….., là  đồng bằng ………..nước ta, được bồi đắp bởi phù sa của…………… Trên mặt đồng bằng không có………. Để ngăn lũ. Vào mùa lũ nhiều vùng bị…… và khó thoát nước. Đồng bằng có….. tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước có tác dụng thau chua rửa mặn

Lời giải:

Đồng bằng Sông Hồng có diện tích 15000 km2, lớn thứ 2 nước ta , được hình thành do chủ yếu của phù sa của Sông Hồng bồi đắp. Dọc theo các bờ sông, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê chống lũ, đồng bằng bị chia cắt tạo thành nhiều ô trũng, khu vực trong đê không còn được bồi đắp phù sa hàng năm

Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích 40000km2, là  đồng bằng lớn nhất nước ta, được bồi đắp bởi phù sa của sông Tiền và Sông Hậu Trên mặt đồng bằng không   đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ nhiều vùng  đất trũng bị ngập úng sâu và khó thoát nước. Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước có tác dụng thau chua rửa mặn.

Câu 11 trang 10 vở thực hành Địa Lí 8: Hãy so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng châu thổ Sông Hồng Và Sông Cửu Long với các đồng bằng duyên hải miền trung

 

Đồng bằng châu thổ

Đồng bằng duyên hải miền trung

Diện tích

 

 

Sự đồng góp của các loại phù sa

 

 

Sự màu mỡ của đất

 

 

Lời giải:

 

Đồng bằng châu thổ

Đồng bằng duyên hải miền trung

Diện tích

Đồng bằng sông Hồng : 15000 km2

Đồng bằng sông cửu Long: 40000 km2

Gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, với tổng diện tích 15000km 2

Sự đồng góp của các loại phù sa

Phù sa sông Hồng, Sông Tiền, Sông Hậu,…

Phù sa sông, phù sa biển,…

Sự màu mỡ của đất

Đất đai màu mỡ, giàu dinh dưỡng

Kém màu mỡ hơn

Câu 12 trang 10 vở thực hành Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ về đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta

Hoàn thành sơ đồ  về đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta

Lời giải:

- Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ:

+ Địa hình bờ biển: có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển

+ Địa hình thềm lục địa: nông và mở rộng

- Vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:

+ Địa hình bờ biển: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió, nhiều bãi cát.

+ Địa hình thềm lục địa: sâu và hẹp

Câu 13 trang 11 vở thực hành Địa Lí 8: Vì sao tính nhiệt đới trên phần lớn lãnh thổ nuóc ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ

Lời giải:

- Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm nhận được lượng nhiệt lớn: 1500-3000 giờ / năm: cán cân bức xạ luôn dương

- Để tính nhiệt đới luôn được bảo toàn là do: địa hình giáp biển, trong nội địa địa hình chủ yếu là đồi núi thấp

Câu 14 trang 11 vở thực hành Địa Lí 8: Lập sơ đồ thể hiện sự phân hoá tự nhiên theo đai cao ở nước ta

Lời giải:

Lập sơ đồ thể hiện sự phân hoá tự nhiên theo đai cao ở nước ta

Câu 15 trang 11 vở thực hành Địa Lí 8: Hãy kể tên các dãy núi được coi như bức chắn địa hình ở Việt Nam và phân tích tác động của các dãy núi đến sự phân hoá tự nhiên ở 2 sườn núi

Lời giải:

- Các dãy núi được coi như là bức chắn địa hình ở nước ta là: Dãy Hoành Sơn, Dãy Bạch Mã, Dãy Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam,..

- Sự phân hoá tự nhiên ở 2 sườn núi:

+ Trường sơn bắc: ở sườn đông là đồng bằng nhỏ và hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi chạy lan sát ra biển;  ở sườn tây; là các dãy núi cao và đồ sộ.

+ Trường Sơn nam: ở sườn tây là các khối cao nguyên xếp tầng, ở sườn đông nối tiếp các khối cao nguyên xếp tầng ở sườn tây và đồng bằng dọc ven biển

Câu 16 trang 12 vở thực hành Địa Lí 8: Hoàn thành thế mạnh và hạn chế của khu vưc đồi núi trong khai thác, và phát triển kinh tế

Thế mạnh

Hạn chế

Đối với Nông nghiệp

Đối với Lâm Nghiêp

Đối với Công Nghiệp

Đối Với Du lịch

 

 

Lời giải:

Thế mạnh

Hạn chế

- Đối với Nông nghiệp: có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

- Đối với Lâm Nghiêp: có nguồn lâm sản phong phú

- Đối với Công Nghiệp: tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông có tiềm năng thủy điện lớn.

- Đối Với Du lịch: khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng…

- Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

- Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,…

 

Câu 17 trang 12 vở thực hành Địa Lí 8: Lập sơ đồ thể hiện những thế mạnh và hạn chế của khhu vực đồng bằng với khai thác kinh tế

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc.

+ Là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,... chủ yếu của cả nước.

+ Thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn.

- Hạn chế: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường một số nơi bị suy thoái,...

Câu 18 trang 13 vở thực hành Địa Lí 8: Hoàn thành bảng về điều kiện phát triển các hoạt động phát triển kinh tế biển ở nước ta:

Hoạt động kinh tế biển

Điều kiện phát triển

Khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản và làm muối

 

Giao thông vận tải biển

 

Khai  thác năng lượng

 

Du lịch biển đảo

 

Lời giải:

Hoạt động kinh tế biển

Điều kiện phát triển

Khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản và làm muối

Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều vũng vịnh đầm phá

Giao thông vận tải biển

Đường bờ bển dài có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển nước sâu

Khai  thác năng lượng

Thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi xây dựng các mỏ khai thác

Du lịch biển đảo

Nhiều dãy núi chạy lan sát ra  biển tạo thành các đảo và quần đảo tuyệt đẹp: Côn Đảo, Vịnh hạ Long

Câu 19 trang 13 vở thực hành Địa Lí 8: Hoàn thành thông tin về hạn chế của vùng biển và thềm lục địa nước ta:

- Các thiên tai thường xảy ra:

- Các vấn đề cần chú ý khi khai thác vùng biển và thềm lục địa:

Lời giải:

- Các thiên tai thường xảy ra: Bão, lũ quyét

- Các vấn đề cần chú ý khi khai thác vùng biển và thềm lục địa: ô nhiễm vùng biển, cạn kiệt nguồn tài nguyên gần bờ

B. Hoạt động luyện tập chung

Câu 1 trang 13 vở thực hành Địa Lí 8: Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai.

Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai

Lời giải:

[ S ] Địa hình vùng núi Đông Bắc cao hơn vùng núi Tây Bắc

[ Đ ] Các dãy núi của vùng Đông bắc có hướng vòng cung là chủ yếu

[ Đ ] Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15000km2

[ S ] Vùng Trường Sơn Bắc có các cao nguyên xếp tầng ở các độ cao khác nhau

[ Đ ] Vùng Biển bắc bộ và Nam Bộ điển hình là kiểu bờ biển mài mòn

[ Đ ] Thềm lục địa ở ven biển miền trung hẹp và sâu hơn vùg biển Bắc bộ và Nam Bộ

[ S ] Khu vực đồng bằng không có hạn chế nào trong khai thác kinh tế

[ Đ ] Khu vực đồi núi  có điều kiện thuận lợi để phát triển Lâm Nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm

Câu 2 trang 14 vở thực hành Địa Lí 8: Sửa sai ở câu 1 sao cho đúng

Lời giải:

- Địa hình vùng núi Tây bắc cao hơn vùng núi Tây Bắc

- Vùng núi Trường Sơn Bắc  là các dãy núi thấp và trung bình thấp

- Khu việc đồng bằng có những hạn chế trong khai thác kinh tế như: khoáng sản phân bố nhỏ lẻ, xâm nhập mặn ở vùng ven biển.

Câu 3 trang 14 vở thực hành Địa Lí 8: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực địa hình của nước ta

Lời giải:

(*) Lựa chọn: ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi

(*) Trình bày:

- Thế mạnh:

+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,…

Câu 4 trang 14 vở thực hành Địa Lí 8: Tìm hiểu ảnh hưởng của các dạng địa hình ở địa phương em đến phát triển kinh tế

Lời giải:

(*) Lựa chọn: ảnh hưởng của địa hình đối với khu vực đồng bằng

(*) Thế mạnh:

- Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp:

+ Có diện đòng bằng rộng lớn , phù sa màu mỡ, sông ngòi có lưu lượng nước phong phú, dồi dào.

+ Thuận lợi phát triển cây lúa nước và các cay công nghiệp ngắn ngày,chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm , đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.

+ Thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung tâm kinh tế  lớn như: Hà Nội , Đà Nẵng, Cần Thơ…

+ Du lịch: vùng này chủ yếu phát triển du lịch nhân văn

- Hạn chế: Do lịch sử khia thác lâu và dân cư tập trung đông đúc nên tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường một số nơi bị khia thác quá mức.

Xem thêm các bài giải VTH Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá