Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, hãy: Trình bày một trong những đặc điểm của địa hình

782

Với giải Câu hỏi 2 trang 99 Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Địa hình Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu hỏi 2 trang 99 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, hãy: Trình bày một trong những đặc điểm của địa hình Việt Nam.

Trình bày một trong những đặc điểm của địa hình Việt Nam

Trả lời:

(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: Đất nước nhiều đồi núi

(*) Trình bày:

- Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ).

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực; điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Lý thuyết Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm ưu thế 

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và chỉ có 1% diện tích là địa hình núi cao hơn 2.000m.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và được chia thành nhiều khu vực, trong đó dải đồng bằng duyên hải miền Trung là điển hình.

b) Địa hình có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

- Hướng tây bắc - đông nam được thể hiện qua các dãy núi như Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc...

- Hướng vòng cung rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc.

- Lãnh thổ nước ta hình thành từ hàng chục triệu năm trước. Quá trình địa chất bào mòn tạo bề mặt san bằng, thấp và thoái.

c) Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

- Lãnh thổ nước ta hình thành từ hàng chục triệu năm trước. Quá trình địa chất bào mòn tạo bề mặt san bằng, thấp và thoái.

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm địa hình phân thành nhiều bậc lớn: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Còn có các bậc nhỏ như san bằng, cao nguyên, thềm sông, thềm biển...

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm địa hình phân thành nhiều bậc lớn: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Còn có các bậc nhỏ như san bằng, cao nguyên, thềm sông, thềm biển...

d) Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với mưa lớn và phong hoá đá mạnh gây xói mòn địa hình, chia cắt và dễ bị biến đổi bởi hiện tượng trượt lở đất khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn hoà tan đá vôi tạo dạng địa hình các-xtơ độc đáo và hang động lớn.

- Hoạt động con người như khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế làm biến đổi địa hình tự nhiên, đồng nhân tạo bao gồm đê, đập và hầm mỏ.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá