Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 3: Gieo ngày mới | Chân trời sáng tạo

12 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Gieo ngày mới sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Luyện từ và câu, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 3: Gieo ngày mới

Đọc: Gieo ngày mới trang 18, 19, 20

* Nội dung chính Gieo ngày mới:

Bài thơ nói về hoạt động của thiên nhiên, con người khi bắt đầu một ngày mới.

* Khởi động

Câu hỏi trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Ngày mới của mỗi người trong gia đình em bắt đầu như thế nào?

Trả lời:

Ngày mới của mỗi người trong gia đình em:

- Bố dậy sớm ra thăm vườn sau đó ngồi đọc báo.

- Mẹ nấu đồ ăn sáng và dọn dẹp nhà cửa.

- Em chuẩn bị quần áo và soạn sách để đi học.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

1. Đọc bài thơ

Gieo ngày mới

Sáng sớm dắt trâu ra đồng

Cha mong kịp ngày gieo hạt

Mẹ bắc gầu tát bên sông

Đợi gặt mùa vàng ấm áp.

Từng nét phấn trên bục giảng

Gieo thành bao ước mơ xanh

Chồi non mỗi ngày vươn lớn

Cô gieo hoa trái ngọt lành.

Heo may gió mùa trở lạnh

Bà gom từng giọt nắng hồng

Dệt làm chiếc khăn thật ấm

Cháu quàng qua suốt ngày đông.

Bầu trời gieo mưa rồi nắng

Cho gió hong những đám mây

Cho cả trời sao lấp lánh

Đêm đêm ru giấc ngủ say.

Em biết thương bà, thương mẹ

Yêu cô, yêu cả bầu trời

−A, em sẽ gieo ngày mới

Giòn tan bằng một chuỗi cười!

(Ngọc Hà)

Gieo ngày mới lớp 4 (trang 18, 19, 20) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?

Gieo ngày mới lớp 4 (trang 18, 19, 20) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Cha dắt trâu ra đồng

- Mẹ bắc gầu tát nước ở bên sông

- Cô giáo đang dạy học trên bục giảng

- Bà ngồi dệt khăn

Câu 2 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Mỗi hình ảnh dưới đây gợi ra điều gì?

Gieo ngày mới lớp 4 (trang 18, 19, 20) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Mùa vàng ấm áp: những cánh đồng lúa được mùa sau những ngày lao động vất vả của cha mẹ.

- Ước mơ xanh: những ước mơ, những khát khao, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn của lũ học trò.

- Chồi non vươn lớn: sự trưởng thành và phát triển không ngừng sau những ngày học tập và giảng dạy.

- Hoa trái ngọt lành: thành quả tốt đẹp của cô trò sau những năm tháng nỗ lực.

Câu 3 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ 4? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất hình ảnh “Em biết thương bà, thương mẹ/ Yêu cô, yêu cả bầu trời”

- Vì: Qua hình ảnh này chúng ta có thể gửi gắm tình cảm đến những người thân yêu - những người đã miệt mài ngày đêm, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta nên người, luôn dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất mà không quản khó khăn, vất vả.

Câu 4 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt? Vì sao?

Trả lời:

Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ đặc biệt là vì bạn nhỏ không gieo những thứ to lớn, cao sang mà chỉ muốn gieo ngày mới bằng những tiếng cười thân thuộc. Đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là nghe thấy tiếng cười của những người thân yêu.

* Học thuộc lòng ba khổ thơ em thích.

2. Đọc mở rộng:

a. Tìm đọc một truyện viết về:

Gieo ngày mới lớp 4 (trang 18, 19, 20) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

b. Ghi chép những ý tưởng hoặc chi tiết quan trọng vào Nhật kí đọc sách.

Gieo ngày mới lớp 4 (trang 18, 19, 20) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Truyện đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử của em nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.

Trả lời:

a. HS tìm đọc một số truyện đã gợi ý như Đi tìm việc tốt, Các em nhỏ và cụ già, Cậu bé thông minh, Gọi bưởi,…

b. Tham khảo

- Truyện Người ăn xin

+ Nhân vật: Ông lão ăn xin và cậu bé

+ Tình huống: Ông lão đói rét trong một ngày trời lạnh nhưng trong người cậu bé không có một xu nào để có thể giúp đỡ ông.

+ Cách giải quyết: Cậu bé đã nắm lấy bàn tay ông và xin lỗi vì cậu bé không có đồng nào trong người.

c.

- Truyện đã đọc: Người ăn xin

- Nhật kí đọc sách: nhân vật, tình huống, cách giải quyết.

- Tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử của em nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện:

+ Em cảm thấy sót thương cho ông lão vì tuổi đã cao nhưng không có con cái bên cạnh, trời lạnh rét lại không có đồ ăn.

+ Em cũng sẽ giống cậu bé: đến an ủi ông lão và xin lỗi ông vì đã không mang tiền. Nếu ngày mai ông vẫn ở đây sẽ mang qua biếu ông chút đồ ăn.

Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng trang 20, 21

Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Xếp từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp:

a.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ca dao

b.

Bình Định có núi Vọng Phu

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Ca dao

c.

Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn.

Ca dao

Luyện từ và câu lớp 4 trang 20, 21 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Câu

Tên người

Tên sông, núi, đầm

Tên tỉnh

a

Lê Lợi

Bạch Đằng, Lam Sơn

 

b

 

Vọng Phu, Thị Nại

Bình Định

c

   

Quảng Ngãi

Câu 2 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm:

a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể.

b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 20, 21 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quãng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu

b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: người, núi, sông, tỉnh, đầm.

Câu 3 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2.

Trả lời:

- Đối với các từ thuộc nhóm tên gọi một sự vật được viết hoa chữ cái đầu.

- Đối với các từ thuộc nhóm tên gọi chung của một loại sự vật: viết thường.

* Ghi nhớ:

- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.

- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng được viết hoa.

Câu 4 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm 2-3 danh từ riêng cho mỗi nhóm dưới đây:

Luyện từ và câu lớp 4 trang 20, 21 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Tên nhà văn hoặc nhà thơ

Tên sông hoặc núi

Tên tỉnh hoặc thành phố

Xuân Diệu

Tố Hữu

Nam Cao

Mê Kông

Sông Hương

Bà Đen

Nam Định

Ninh Bình

Hà Nội

Câu 5 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết 3-4 câu giới thiệu về quê hương em, trong đó có sử dụng danh từ riêng.

Trả lời:

(1) Thành phố Đà Lạt chính là quê hương của em. (2) Nơi đây có những cánh rừng thông xanh bạt ngàn, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những vườn dâu tây ngọt lịm. (3) Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là bầu không khí trong lành, dễ chịu và bình yên của nơi đây. (4) Đi đâu, em cũng nhớ về và tự hào về quê hương yêu dấu này của mình.

Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22

Câu hỏi 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?

b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan?

Trả lời:

a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể là đoạn văn (1)

b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan là đoạn văn (2)

Câu hỏi 2 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

a. Đoạn văn nào nêu kết thúc của câu chuyện?

b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?

Trả lời:

a. Đoạn văn nêu kết thúc của câu chuyện là đoạn văn (1)

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện là đoạn văn (2)

* Ghi nhớ:

Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe có thể được viết theo một trong hai cách:

– Mở bài:

• Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…)

• Mở bài gián tiếp: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.

– Kết bài:

• Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện.

• Kết bài mở rộng. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.

Câu hỏi 3 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Trả lời:

Đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Người ăn xin:

- Đoạn mở bài trực tiếp: Lòng trung thực và lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Và câu chuyện về “Người ăn xin” đã dăn dạy và thể hiện rõ những phẩm chất đó.

- Đoạn kết bài mở rộng: Lòng tốt không phải là sự ban phát, bố thí mà được tạo nên bằng sự chân thành, giản dị của đồng cảm, yêu thương. Cho nên, chúng ta những người trẻ, khi cuộc sống mới thực sự bắt đầu, khó khăn sẽ thật nhiều nhưng hãy trân trọng những người bên cạnh ta, an ủi, động viên ta. Biết đón nhận những điều đó làm động lực để sống có ý nghĩa và vươn lên thật thành công.

Vận dụng

Câu hỏi trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?

Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Để bắt đầu một ngày mới có ý nghĩa em sẽ:

- Tập thể dục

- Cùng mẹ làm bữa sáng

- Cùng em trai đi học.

- …

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Đóa hoa đồng thoại

Bài 3: Gieo ngày mới

Bài 4: Lên nương

Bài 5: Cô bé ấy đã lớn

Bài 6: Người thiếu niên anh hùng

Đánh giá

0

0 đánh giá