Với giải Câu hỏi trang 14 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Câu hỏi trang 14 Địa lí 10: Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 2, kết hợp hiểu biết của bản thân.
- Đọc bảng chú giải ở hình 2 để biết được màu sắc thể hiện độ cao địa hình dưới 50 m và xác định trên bản đồ.
Trả lời:
- Một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta:
+ D. Hoàng Liên Sơn;
+ D. Trường Sơn;
+ D. Pu đen đinh;
+ D. Pu sam sao,…
- Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m:
+ Đồng bằng sông Hồng;
+ Đồng bằng Duyên hải miền Trung;
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
LÝ THUYẾT SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế – xã hội, rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…
- Các bước tiến hành:
+ Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích cần tìm hiểu.
+ Định hướng nội dung cần khai thác từ bản đồ
- Sử dụng bản đồ cần hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, phát triển tư duy không gian.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất