Giải SGK Địa Lí 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

8.1 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Video giải Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo

I. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

Giải Địa lí 10 trang 18

Câu hỏi trang 18 Địa lí 10: Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 3.2, hình 3.3 và đọc thông tin mục 2 (Một số ứng dụng của GPS).

Trả lời:

Một số ứng dụng của GPS:

- Ứng dụng trong giao thông hàng không;

- Ứng dụng trong việc xác định vị trí bằng điện thoại thông minh;

- Định vị và dẫn đường;

- Ứng dụng vào các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí;

- Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,…

- Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,…

II. Bản đồ số

Giải Địa lí 10 trang 19

Câu hỏi trang 19 Địa lí 10: Dựa vào hình 3, 4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích gì. Cho ví dụ và trình bày cách sử dụng bản đồ đó.

- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3, hình 4 và đọc thông tin mục 2 (Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống).

Trả lời:

- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:

+ Tìm đường đi;

+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…

+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.

+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).

+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.

+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.

- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).

Luyện tập và Vận dụng (trang 20)

Giải Địa lí 10 trang 20

Luyện tập trang 20 Địa lí 10: Em hãy liệt kê một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống theo bảng mẫu sau:

Những ứng dụng của GPS

Những ứng dụng của bản đồ số

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về ứng dụng của GPS và bản đồ số.

Trả lời:

Những ứng dụng của GPS

Những ứng dụng của bản đồ số

Định vị và dẫn đường.

Tìm đường đi.

Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,…

Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến.

Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,…

Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

Vận dụng trang 20 Địa lí 10: Sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định tuyến đường từ nhà em đến trường, sau đó lựa chọn phương tiện di chuyển, dự kiến thời gian đi lại và tạo thành một bản đồ mới rồi chia sẻ với bạn.

Trả lời:

Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,… có kết nối internet để thực hành.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

I. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (GPS)

1. Khái niệm

- GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

- Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính: bộ phận không gian, bộ phận điều khiển mặt đất và bộ phận sử dụng.

- Một số hệ thống định vị toàn cầu: GPS của Hoa Kỳ, GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,… gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Một số ứng dụng của GPS

- Hệ thống định vị toàn cầu đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động thường ngày của con người trên toàn thế giới.

+ Công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, tìm kiếm và cứu hộ hiệu quả hơn.

+ Ứng dụng GPS vào các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,... dẫn đường tương đối chính xác, di chuyển dễ dàng và nhanh chóng.

+ Ứng dụng cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai

+ Sử dụng vào việc tìm kiếm lại đồ vật bị thất lạc; giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ và nhiều công việc có tính nhân văn khác.

II. BẢN ĐỒ SỐ

1. Khái niệm

- Là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoá các bản đồ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ

- Bản đồ số linh hoạt, thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chỉnh, đa dạng ứng dụng, có thể in ra các tỉ lệ khác nhau, có thể sửa đổi, cập nhật các kí hiệu, có thể tách lớp và chồng xếp thông tin bản đồ, cho phép phân tích, chế biến thành một dạng bản đồ mới,…

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống

- Chỉ với các thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu, kết hợp với các bản đồ số trong thiết bị đó, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích:

+ Tìm đường đi, xác định tuyến đường ngắn nhất, thuận tiện nhất, xác định phương hướng và điều hướng cho người sử dụng, tiếp cận được những dịch vụ xung quanh.

+ Chia sẻ kiến thức của mình về các tuyến đường, địa điểm ưa thích, hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ, xem bản đồ ngoại tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Đánh giá

0

0 đánh giá