Với giải Vận dụng 1 trang 61 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Vận dụng 1 trang 61 Lịch Sử 11: Sưu tầm một số tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn và sử dụng tư liệu đó để giới thiệu về phong trào Tây Sơn với thầy cô, bạn học.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
♦ Hoàn cảnh:
- Cuối tháng 7/1784, dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 2 vạn thủy quân với hơn 300 chiến thuyền; cùng 3 vạn bộ binh tiến sang xâm lược Đại Việt theo 2 đường thủy bộ:
+ Thủy quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy phối hợp với quân của Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên đất Gia Định.
+ Bộ binh của Xiêm do Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang đóng quân ở Chân Lạp, với âm mưu: từ Chân Lạp tiến về Gia Định, kết hợp với thủy quân để tấn công Tây Sơn.
- Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang); sau đó gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định.
♦ Diễn biến chính
- Được tin quân Xiêm đang hoành hành tại Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tổ chức phản công. Nguyễn Huệ được cử làm tổng chi huy cuộc phản công này.
- Tháng 1/1785, thủy quân Tây Sơn tiến vào đóng quân tại Mĩ Tho. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ quân Xiêm - Nguyễn.
- Sau khi nắm vững tình hình bố phòng của địch, Nguyến Huệ chọn khúc sông Mĩ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Lý do:
+ Sông Mỹ Tho là một dòng sông lớn, phía trên tiếp nước Tiền Giang rồi đổ ra biển qua cửa Đại, cửa Tiểu và các nhánh sông Ba Lai, Hàm Luông. Đặc biệt, sông Mỹ Tho chảy qua phía trước Trà Tân và trấn lỵ Mỹ Tho là hai vị trí đóng quân và cũng là hai đại bản doanh của quân Xiêm - Nguyễn và quân Tây Sơn. Quân địch từ Trà Tân muốn đánh lên Mỹ Tho phải hành quân theo đường sông Mỹ Tho.
+ Chọn đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình hết sức tinh tường của Nguyễn Huệ. Dòng sông rộng cùng với các nhánh sông, cù lao, bờ sông ở đây đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí một thế trận tiến công vận động lớn cho phép quân Tây Sơn bao vây chặt rồi chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân địch.
+ Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến sông Xoài Mút dài chừng 7 km. Lòng sông ở đây lại mở rộng hơn 1 km, có chỗ đến trên dưới 2 km. Với đoạn sông dài và rộng lớn như vậy, quân Tây Sơn có thể dồn hàng trăm thuyền chiến của địch lại mà tiêu diệt
+ Hai bên bờ sông Mỹ Tho ở quãng này cây cỏ còn rậm rạp. Hai loại cỏ mọc nhiều ở vùng này là cỏ lác và cỏ tranh. Ven sông gần mặt nước là một dải rừng cây bần khá um tùm. Những bãi cỏ lác, cỏ tranh và rừng bần ven sông là những chỗ giấu quân và mai phục thuận lợi của bộ binh Tây Sơn.
+ Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, thường gọi là rạch, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của Nguyễn Huệ. Thủy binh Tây Sơn bố trí ở hai rạch này sẽ là hai mũi tiến công lợi hại chặn đẩu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch một khi chúng đã lọt vào trận địa mai phục.
+ Khoảng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, dòng sông Mỹ Tho có cù lao Thới Sơn, Thới Thạch, cồn Bà Kiểu... Bộ binh Tây Sơn bố trí trên những cù lao đó có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt những tên địch liều lĩnh đổ bộ lên đề tìm đường tháo chạy. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ nam là những nơi mai phục và xuất phát của đội thuyền chiến Tây Sơn lao ra chia cắt đoàn thuyền của địch thành từng mảng để tiêu diệt.
- Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, dụ chiến thuyền của quân Xiêm vào trận địa mai phục. Khi thấy đoàn thuyền của quân Xiêm đã vào hết trong khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ ra lệnh tổng công kích. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực của quân Tây Sơn áp đảo, quân Xiêm hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn, vô số quân địch bị giết chết tại trận.
♦ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.
♦ Ý nghĩa:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm
Kiên cường chống giặc mười năm
Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”
A. Nguyễn Huệ.
B. Lê Lợi.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Trần Quý Khoáng.
Chọn B
Câu đố dân gian trên đề cập đến Lê Lợi (lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân xâm lược Minh).
Câu 2. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Chích
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Trãi.
D. Đinh Lễ.
Chọn C
Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh, mở nền hòa bình và dựng xây đất nước.
Câu 3. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.
Chọn D
- Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch:
+ Tốt Động, Chúc Động là vùng đầm lầy, quân Lam Sơn đã mai phục, chặn đánh địch
+ Chi Lăng là vùng biên ải hiểm yếu, nghĩa quân tổ chức phục kích
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 55 Lịch Sử 11: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu...
Câu hỏi trang 56 Lịch Sử 11: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí...
Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn...
Câu hỏi trang 60 Lịch Sử 11: Trình bày những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn...
Câu hỏi trang 60 Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của phong trào Tây Sơn...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)