Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

10.3 K

Với giải Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý: thời gian, địa điểm, lãnh đạo, những trận đánh lớn, kết quả.

Lời giải:

(*) Bảng tóm tắt: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Địa điểm

Người

lãnh đạo

Trận đánh

lớn

Kết quả

Khởi nghĩa

Hai Bà Trưng

(40 - 43)

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Hai Bà Trưng

Hát Môn;

Mê Linh;

Cổ Loa;

Luy Lâu

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp.

Khởi nghĩa

Bà Triệu (248)

Cửu Chân

Bà Triệu

Núi Nưa;

Núi Tùng;

- Bị nhà Ngô đàn áp.

Khởi nghĩa

Lý Bí

(542 - 603)

Giao Châu

Lý Bí

Long Biên;

Dạ Trạch

- Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân.

- Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp.

Khởi nghĩa Phùng Hưng

(766 - 791)

Tống Bình

Phùng Hưng

Tống Bình

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

A. Nguyễn Huệ.

B. Lê Lợi.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Trần Quý Khoáng.

Chọn B

Câu đố dân gian trên đề cập đến Lê Lợi (lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân xâm lược Minh).

Câu 2. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?

A. Nguyễn Chích

B. Lê Lợi.

C. Nguyễn Trãi.

D. Đinh Lễ.

Chọn C

Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh, mở nền hòa bình và dựng xây đất nước.

Câu 3. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?

A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.

B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.

C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.

D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.

Chọn D

- Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch:

+ Tốt Động, Chúc Động là vùng đầm lầy, quân Lam Sơn đã mai phục, chặn đánh địch

+ Chi Lăng là vùng biên ải hiểm yếu, nghĩa quân tổ chức phục kích

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá