Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

783

Với giải Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời giải:

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

+ Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt.

Lý thuyết Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

1. Bối cảnh lịch sử

- Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.

- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.

=> Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

2. Diễn biến chính

♦ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong 10 năm (1418 - 1427), trải qua ba đoạn chính.

Giai đoạn 1418 - 1423:

+ Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoa).

+ Quân Minh liên tục tổ chức các đợt tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần rút lui lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và chịu nhiều tổn thất.

+ Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận.

Giai đoạn 1424 - 1426:

+ Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An, dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

+ Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân nhanh chóng giải phóng Nghệ An, Thanh Hoá, làm chủ toàn bộ vùng Thuận Hóa rồi tấn công ra Bắc.

Giai đoạn 1426 - 1427:

+ Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động.

+ Tháng 10/1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng - Xương Giang.

+ Tháng 12/1427, Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hoà, sau đó rút quân về nước.

3. Ý nghĩa lịch sử

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

- Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá