Dựa vào thông tin mục I, và hình 6.1 hãy xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý

483

Với giải Câu hỏi trang 22 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Câu hỏi trang 22 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục I, và hình 6.1 hãy xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh trên bản đồ.

Dựa vào thông tin mục I và hình 6.1 hãy xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của Mỹ La-tinh

Lời giải:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

Lý thuyết Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

1. Phạm vi lãnh thổ

- Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

- Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

2. Vị trí địa lí

- Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

- Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa), là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nơi cung cấp nguồn đầu tư quan trọng cho các nước Mỹ La-tinh.

=> Nhận xét: nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới; trong đó, kênh đào Pa-na-ma có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và giao thương.

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá